XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sẽ rất tuyệt vời nếu mọi kế toán biết Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động, giúp các bộ phận sau khi nắm bắt được kế hoạch ngân sách sẽ hoạt động theo đúng lộ trình của bộ phận mình và giám sát việc thực hiện để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. Để làm rõ hơn từng bước phải thực hiện, lưu ý khi Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động, hãy cùng đi vào 1 ví dụ cụ thể sau: 

Công ty may Tấn Phát là một công ty may mặc xuất khẩu có địa chỉ tại Bắc Ninh. Giả sử nhu cầu về sản phẩm của công ty trong năm là không đồng đều. Lượng hàng bán ra nhiều nhất thường là dịp cuối năm như lễ 20/11, Noel, tết dương lịch, tết âm lịch. Vì doanh thu khác nhau trong từng giai đoạn nên kế toán cần phải lập kế hoạch ngân sách để nắm rõ thời gian nào công ty bán nhiều hàng, thời gian nào bán ít để hạn chế hàng tồn kho, giảm chi phí lưu kho, cũng như thời kỳ doanh nghiệp thu được nhiều tiền nhất. Nếu tiền thu về không đủ bù đắp các khoản cần chi trong tháng cao điểm thì công ty sẽ cần có các khoản vay ngắn hạn.

>> Tìm hiểu chuyên sâu về Kế Hoạch Ngân Sách

Câu hỏi đặt ra: Bạn là nhân viên kế toán được giao nhiệm vụ xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp, bạn sẽ làm thế nào? Với BCKQKD như trên:

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Kết quả kinh doanh công ty Tấn Phát

Hai bước quan trọng ngay lập tức bạn có thể áp dụng xây dựng ngân sách phòng ban.

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu cần 2 bước chính

  • Bước kế hoạch: Nhân viên kế toán quản trị sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin của các kỳ trước theo từng phòng ban. Các số liệu, thông tin trong quá khứ sẽ được kết hợp với thông tin hiện hành để lập dự toán.
  • Bước kiểm soát: Khi các hoạt động được tiến hành, các số liệu thực tế được ghi nhận và sẽ được so sánh với số liệu ngân sách. Các chênh lệch sẽ được nhân viên kế toán quản trị tính toán và ghi nhận. Các nỗ lực hiệu chỉnh sẽ được thực hiện nhằm hướng theo các mục tiêu của xây dựng ngân sách phòng ban. Đồng thời, các chênh lệch này được sử dụng để xem lại và cập nhật xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động.
    XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

    So sánh ngân sách và thực tế.

Qua sơ đồ này, chúng ta thấy, xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động được thiết lập bằng cách kết hợp thông tin từ các dự toán khác nhau, trong đó có phải dự tính tình trạng tài chính của doanh nghiệp và so sánh dự tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận so với thực tế.

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động kinh doanh

Xây dựng ngân sách phòng kinh doanh là xây dựng dự phóng doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp. Xây dựng ngân sách phòng kinh doanh sẽ định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động của Công ty vì doanh thu ước tính sẽ trực tiếp xác định định mức sản xuất trong tương lai. Tiếp theo đó, mức sản xuất ước tính sẽ quyết định việc mua các nguồn lực.

Ví dụ: Giả sử Công ty may Tấn Phát có sản lượng ước tính là 500, 1.500, 2.200 cái áo trong các tháng 10, 11, 12. Một chiếc áo có giá bán 160.000 đồng. Từ các số liệu này ta có thể lập được bảng dự báo doanh số. Để dự báo cho doanh thu tháng 10, 11, 12 chúng ta cần sử dụng số liệu của tháng 9, số liệu của cuối quý 3.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Ngân sách phòng kinh doanh.

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động quản lý doanh nghiệp

Xây dựng ngân sách theo mục tiêu quản lý doanh nghiệp doanh nghiệp là bản ngân sách bao gồm các khoản chi phí liên quan đến quá trình quản lý chung toàn doanh nghiệp. Với bản ngân sách này, kế toán có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức doanh thu khác nhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo sự thay đổi của doanh thu.

Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm 2 bộ phận chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí cố định sẽ không thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ tuy nhiên chi phí biến đổi lại có thay đổi. Thông thường chi phí biến đổi sẽ được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên doanh thu như tiền hoa hồng bán hàng. Việc xác định tổng chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tính qua 2 bước:

(1) dùng doanh thu bán hàng dự toán nhân (×) tỷ lệ chi phí biến đổi;

(2) chi phí cố định cộng (+) chi phí biến đổi để xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự toán. Ví dụ: Xét tình huống công ty may Tấn Phát, giả sử công ty ước tính chi phí biến đổi là 15% trên doanh thu bán hàng và chi phí cố định là 12.000.000 đồng/ tháng thì sẽ thu được bảng ngân sách như sau:

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Bảng chi phí quản lý doanh nghiệp

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động Marketing

Đối với các doanh nghiệp lâu năm (5 năm trở lên) đã  thành công trong việc thiết lập nhận biết thương hiệu, phát triển nền tảng khách hàng có lợi nhuận và đặc thù sản xuất may mặc như Tấn Phát. Hầu hết các công việc Marketing đã được hoàn thành và ngân sách có thể thu hẹp tương ứng từ 6 đến 12% trên tổng doanh thu.

  • 30% ngân sách cho tiếp thị nên được chuyển đến các nguồn trực tuyến.
  • Marketing thông qua công cụ tìm kiếm, bao gồm tối ưu hóa từ khóa và yêu cầu sử dụng trực tuyến là yếu tố quan trọng nhất, chiếm khoảng 14% tổng ngân sách Marketing.
  • Quảng cáo hiển thị hình ảnh dưới dạng banner và retargeting, chiếm 10% tổng ngân sách Marketing.
  • Social Media: Marketing tương đối rẻ, nhưng không có nghĩa là miễn phí: Hầu hết các công ty dành 2% tổng ngân sách Marketing

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động sản xuất

Xây dựng ngân sách theo mục tiêu sản xuất là xác định số lượng sản phẩm cần phải sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu bán hàng và mức tồn kho cần thiết. Với thông tin dự phóng về số lượng bán, kế toán sẽ lập được dự báo, thành phẩm tồn kho đầu kỳ và thành phẩm tồn kho dự kiến. Nhà quản lý của Công ty may Tấn Phát muốn có mức tồn kho thành phẩm là 15% doanh số dự báo của tháng kế tiếp để đảm bảo không bị thiếu hàng cho việc bán.

Doanh số bán dự báo cộng với mức tồn kho dự kiến lúc cuối kỳ sẽ là tổng thành phẩm tồn kho. Ta có: Tổng thành phẩm cần có – Số tồn kho đầu kỳ = Số sản phẩm sản xuất trong kỳ. Trong đó: Tổng thành phẩm cần có = Số lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến + số lượng bán dự kiến.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Dự báo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Xây dựng ngân sách phòng ban theo lao động trực tiếp

Nhân viên quản lý các phân xưởng tập hợp để xác định số giờ và tiêu chuẩn cho lao động trực tiếp, sau đó kết hợp báo cáo lên phòng Hành chính – Nhân sự để tổng hợp số lượng, giờ lao động, tổng hệ số lương theo quy định của 21 Công ty và chuyển cho bộ phận Tài chính – Kế toán kết hợp xây dựng quỹ lương cho toàn Công ty.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Ngân sách phòng ban theo lao động trực tiếp

Ví dụ: Theo bộ phận nhân sự và kỹ thuật xác định, mỗi cái áo cần 1,2 giờ công lao động trực tiếp với đơn giá trung bình là 22.000 đồng/ giờ công.Khi đó, lấy tổng số sản phẩm cần sản xuất trong tháng nhân (×) 1,2 ta có tổng số giờ công cần có với đơn giá trung bình 22.000 đồng ta có tổng chi phí nhân công.

>> Tìm hiểu chuyên sâu về ngân sách chi phí tại bài viết Lập ngân sách và dự toán chi phí 

DỰ BÁO DÒNG TIỀN

Dự báo dòng tiền là việc ước tính các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong suốt một kỳ kế toán, nhằm theo dõi dòng tiền chảy vào từng phòng ban có đúng hay không?. Tiền ước tính thu vào được cộng với số tiền công lúc đầu kỳ, sau đó trừ đi tiền ước tính chi ra để xem tiền thừa hay thiếu. Thông thường dự toán dòng tiền được lập cho 12 tháng nên nhà quản trị sẽ căn cứ vào đó để nắm rõ sự thay đổi tiền trong cả kỳ kế toán năm để có biện pháp cân đối dòng tiền trong cả năm. Dự toán dòng tiền cũng có thể giúp nhà quản trị ra những quyết định ngắn hạn và dài hạn về quản lý tiền. Ví dụ, nhà quản trị có thể lựa chọn việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào chứng khoán với lợi ích cao hơn thay vì chi trả ngay các khoản nợ chưa đến hạn trả.

>> Bài Xây dựng kế hoạch ngân ngắn hạn sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách triển khai, dự toán kinh doanh của ngân sách ngắn hạn

Ví dụ: Xét tình huống công ty may Tấn Phát, giả sử công ty muốn có mức tiền tối thiểu còn lại cuối mỗi tháng ít nhất là 100 triệu đồng. Ta sẽ có bảng dự toán dòng tiền của công ty như sau:

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Dự báo dòng tiền của công ty Tấn Phát

Để lập được bản dự toán dòng tiền kỳ này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động của Công ty và xác định được lịch trình thu chi tiền trên cơ sở doanh thu bán hàng và giá trị hàng mua vào trong kỳ. Nguyên tắc kế toán được sử dụng để xác định lịch trình dòng tiền là nguyên tắc cơ sở dồn tích, tức là kế toán sẽ ghi nhận doanh thu phát sinh nghiệp vụ mà không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền.

Có nhiều phương pháp để dự báo dòng tiền

CÁCH 1-Công thức tính FCFF: Có nhiều dạng khác nhau nhưng công thức chung hay sử dụng là:

FCFF = Lợi nhuận ròng sau thuế + Khấu hao + [Chi phí vay nợ x (1 – thuế TNDN)] – (Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi vốn lưu động)

Trong đó:

Đầu tư mới vào TSCĐ (CAPEX) = Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ – Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ). 

Khi giá trị <0 cho thấy rằng công ty đã không tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư của mình. Kế toán cần tìm cách giúp doanh nghiệp huy động vốn ngân hàng.

CÁCH 2- Công thức tính chiết khấu dòng tiền DCF: với giả định rằng giá trị của doanh nghiệp bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp đó kỳ vọng tạo ra trong tương lai.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

  • CF: Dòng tiền dự kiến của công ty trong các năm 1, 2,…,n.
  •  r: Tỷ lệ chiết khấu.
  •  DCF (Discounted Cash Flows): Các dòng tiền đã được chiết khấu, đại diện cho Giá trị của doanh nghiệp.

Ví dụ doanh nghiệp được chiết khấu với DCF:Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu A thu được dòng tiền tự do từng năm lần lượt là: 

Trong bảng trên:

Ta tiến hành tính dòng tiền chiết khấu cho từng năm (kỳ) theo công thức: DCFn=CFn/(1+r)^n

Sau đó, chúng ta cộng lại tất cả các dòng tiền này lại với nhau thì sẽ thu được Dòng tiền chiết khấu mà ta cần tính từ 10 năm ở tương lai về thời điểm hiện tại là $61.446.  Và quan trọng hơn nữa để áp dụng công thức chuẩn, cần xác định được Phương pháp dự toán.

Trên đây chỉ là 1 trong những ví dụ về Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động, trên thực tế phòng kế toán còn phải thực hiện chiến lược ngân sách cho rất nhiều phòng ban khác: nhân sự, hành chính,… Mỗi phòng ban lại có 1 phương pháp, quy trình và mẫu ngân sách riêng. Do vậy, chúng tôi đem đến Khoá học lập kế hoạch ngân sách như một giải pháp cho phòng kế toán.

Sẽ giúp kế toán chấm dứt các điểm mù khiến cho việc lập kế hoạch ngân sách trở nên khó khăn và thất bại. Thay vào đó, các chuyên gia sẽ cầm tay chỉ việc hướng dẫn một cách chi tiết từng – bước – một giúp bạn đi từng bước nhỏ tới việc triển khai một kế hoạch ngân sách có tính thực thi đến từng phòng ban.

Sau khi kết thúc khoá học, bạn có thể

  • Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động
  • Nắm vững quy trình và phương pháp lập ngân sách: Phân tích dữ liệu năm cũ, đặt mục tiêu tài chính, các chiến lược thực thi…
  • Thực hành ứng dụng Power Query, Power Pivot trong việc lập báo cáo phân tích ngân sách kinh doanh, dòng tiền, phương pháp quản trị, kiểm soát ngân sách trực tiếp trên máy tính của học viên.

Khoá học lập kế hoạch ngân sách sẽ giúp doanh nghiệp “điều phối” được dòng tiền hiệu quả. Cũng như giúp cấp quản lý KIỂM SOÁT được hành động của các cấp phòng ban đi theo đúng các mục tiêu đã đề ra trước đó.

Sẽ rất tuyệt vời nếu mọi kế toán biết Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động, giúp các bộ phận sau khi nắm bắt được kế hoạch ngân sách sẽ hoạt động theo đúng lộ trình của bộ phận mình và giám sát việc thực hiện để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. Để làm rõ hơn từng bước phải thực hiện, lưu ý khi Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động, hãy cùng đi vào 1 ví dụ cụ thể sau: 

Công ty may Tấn Phát là một công ty may mặc xuất khẩu có địa chỉ tại Bắc Ninh. Giả sử nhu cầu về sản phẩm của công ty trong năm là không đồng đều. Lượng hàng bán ra nhiều nhất thường là dịp cuối năm như lễ 20/11, Noel, tết dương lịch, tết âm lịch. Vì doanh thu khác nhau trong từng giai đoạn nên kế toán cần phải lập kế hoạch ngân sách để nắm rõ thời gian nào công ty bán nhiều hàng, thời gian nào bán ít để hạn chế hàng tồn kho, giảm chi phí lưu kho, cũng như thời kỳ doanh nghiệp thu được nhiều tiền nhất. Nếu tiền thu về không đủ bù đắp các khoản cần chi trong tháng cao điểm thì công ty sẽ cần có các khoản vay ngắn hạn.

>> Tìm hiểu chuyên sâu về Kế Hoạch Ngân Sách

Câu hỏi đặt ra: Bạn là nhân viên kế toán được giao nhiệm vụ xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp, bạn sẽ làm thế nào? Với BCKQKD như trên:

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Kết quả kinh doanh công ty Tấn Phát

Hai bước quan trọng ngay lập tức bạn có thể áp dụng xây dựng ngân sách phòng ban.

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu cần 2 bước chính

  • Bước kế hoạch: Nhân viên kế toán quản trị sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin của các kỳ trước theo từng phòng ban. Các số liệu, thông tin trong quá khứ sẽ được kết hợp với thông tin hiện hành để lập dự toán.
  • Bước kiểm soát: Khi các hoạt động được tiến hành, các số liệu thực tế được ghi nhận và sẽ được so sánh với số liệu ngân sách. Các chênh lệch sẽ được nhân viên kế toán quản trị tính toán và ghi nhận. Các nỗ lực hiệu chỉnh sẽ được thực hiện nhằm hướng theo các mục tiêu của xây dựng ngân sách phòng ban. Đồng thời, các chênh lệch này được sử dụng để xem lại và cập nhật xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động.
    XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

    So sánh ngân sách và thực tế.

Qua sơ đồ này, chúng ta thấy, xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động được thiết lập bằng cách kết hợp thông tin từ các dự toán khác nhau, trong đó có phải dự tính tình trạng tài chính của doanh nghiệp và so sánh dự tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận so với thực tế.

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động kinh doanh

Xây dựng ngân sách phòng kinh doanh là xây dựng dự phóng doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp. Xây dựng ngân sách phòng kinh doanh sẽ định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động của Công ty vì doanh thu ước tính sẽ trực tiếp xác định định mức sản xuất trong tương lai. Tiếp theo đó, mức sản xuất ước tính sẽ quyết định việc mua các nguồn lực.

Ví dụ: Giả sử Công ty may Tấn Phát có sản lượng ước tính là 500, 1.500, 2.200 cái áo trong các tháng 10, 11, 12. Một chiếc áo có giá bán 160.000 đồng. Từ các số liệu này ta có thể lập được bảng dự báo doanh số. Để dự báo cho doanh thu tháng 10, 11, 12 chúng ta cần sử dụng số liệu của tháng 9, số liệu của cuối quý 3.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Ngân sách phòng kinh doanh.

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động quản lý doanh nghiệp

Xây dựng ngân sách theo mục tiêu quản lý doanh nghiệp doanh nghiệp là bản ngân sách bao gồm các khoản chi phí liên quan đến quá trình quản lý chung toàn doanh nghiệp. Với bản ngân sách này, kế toán có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức doanh thu khác nhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo sự thay đổi của doanh thu.

Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm 2 bộ phận chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí cố định sẽ không thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ tuy nhiên chi phí biến đổi lại có thay đổi. Thông thường chi phí biến đổi sẽ được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên doanh thu như tiền hoa hồng bán hàng. Việc xác định tổng chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tính qua 2 bước:

(1) dùng doanh thu bán hàng dự toán nhân (×) tỷ lệ chi phí biến đổi;

(2) chi phí cố định cộng (+) chi phí biến đổi để xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự toán. Ví dụ: Xét tình huống công ty may Tấn Phát, giả sử công ty ước tính chi phí biến đổi là 15% trên doanh thu bán hàng và chi phí cố định là 12.000.000 đồng/ tháng thì sẽ thu được bảng ngân sách như sau:

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Bảng chi phí quản lý doanh nghiệp

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động Marketing

Đối với các doanh nghiệp lâu năm (5 năm trở lên) đã  thành công trong việc thiết lập nhận biết thương hiệu, phát triển nền tảng khách hàng có lợi nhuận và đặc thù sản xuất may mặc như Tấn Phát. Hầu hết các công việc Marketing đã được hoàn thành và ngân sách có thể thu hẹp tương ứng từ 6 đến 12% trên tổng doanh thu.

  • 30% ngân sách cho tiếp thị nên được chuyển đến các nguồn trực tuyến.
  • Marketing thông qua công cụ tìm kiếm, bao gồm tối ưu hóa từ khóa và yêu cầu sử dụng trực tuyến là yếu tố quan trọng nhất, chiếm khoảng 14% tổng ngân sách Marketing.
  • Quảng cáo hiển thị hình ảnh dưới dạng banner và retargeting, chiếm 10% tổng ngân sách Marketing.
  • Social Media: Marketing tương đối rẻ, nhưng không có nghĩa là miễn phí: Hầu hết các công ty dành 2% tổng ngân sách Marketing

Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động sản xuất

Xây dựng ngân sách theo mục tiêu sản xuất là xác định số lượng sản phẩm cần phải sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu bán hàng và mức tồn kho cần thiết. Với thông tin dự phóng về số lượng bán, kế toán sẽ lập được dự báo, thành phẩm tồn kho đầu kỳ và thành phẩm tồn kho dự kiến. Nhà quản lý của Công ty may Tấn Phát muốn có mức tồn kho thành phẩm là 15% doanh số dự báo của tháng kế tiếp để đảm bảo không bị thiếu hàng cho việc bán.

Doanh số bán dự báo cộng với mức tồn kho dự kiến lúc cuối kỳ sẽ là tổng thành phẩm tồn kho. Ta có: Tổng thành phẩm cần có – Số tồn kho đầu kỳ = Số sản phẩm sản xuất trong kỳ. Trong đó: Tổng thành phẩm cần có = Số lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến + số lượng bán dự kiến.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Dự báo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Xây dựng ngân sách phòng ban theo lao động trực tiếp

Nhân viên quản lý các phân xưởng tập hợp để xác định số giờ và tiêu chuẩn cho lao động trực tiếp, sau đó kết hợp báo cáo lên phòng Hành chính – Nhân sự để tổng hợp số lượng, giờ lao động, tổng hệ số lương theo quy định của 21 Công ty và chuyển cho bộ phận Tài chính – Kế toán kết hợp xây dựng quỹ lương cho toàn Công ty.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Ngân sách phòng ban theo lao động trực tiếp

Ví dụ: Theo bộ phận nhân sự và kỹ thuật xác định, mỗi cái áo cần 1,2 giờ công lao động trực tiếp với đơn giá trung bình là 22.000 đồng/ giờ công.Khi đó, lấy tổng số sản phẩm cần sản xuất trong tháng nhân (×) 1,2 ta có tổng số giờ công cần có với đơn giá trung bình 22.000 đồng ta có tổng chi phí nhân công.

>> Tìm hiểu chuyên sâu về ngân sách chi phí tại bài viết Lập ngân sách và dự toán chi phí 

DỰ BÁO DÒNG TIỀN

Dự báo dòng tiền là việc ước tính các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong suốt một kỳ kế toán, nhằm theo dõi dòng tiền chảy vào từng phòng ban có đúng hay không?. Tiền ước tính thu vào được cộng với số tiền công lúc đầu kỳ, sau đó trừ đi tiền ước tính chi ra để xem tiền thừa hay thiếu. Thông thường dự toán dòng tiền được lập cho 12 tháng nên nhà quản trị sẽ căn cứ vào đó để nắm rõ sự thay đổi tiền trong cả kỳ kế toán năm để có biện pháp cân đối dòng tiền trong cả năm. Dự toán dòng tiền cũng có thể giúp nhà quản trị ra những quyết định ngắn hạn và dài hạn về quản lý tiền. Ví dụ, nhà quản trị có thể lựa chọn việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào chứng khoán với lợi ích cao hơn thay vì chi trả ngay các khoản nợ chưa đến hạn trả.

>> Bài Xây dựng kế hoạch ngân ngắn hạn sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách triển khai, dự toán kinh doanh của ngân sách ngắn hạn

Ví dụ: Xét tình huống công ty may Tấn Phát, giả sử công ty muốn có mức tiền tối thiểu còn lại cuối mỗi tháng ít nhất là 100 triệu đồng. Ta sẽ có bảng dự toán dòng tiền của công ty như sau:

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Dự báo dòng tiền của công ty Tấn Phát

Để lập được bản dự toán dòng tiền kỳ này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động của Công ty và xác định được lịch trình thu chi tiền trên cơ sở doanh thu bán hàng và giá trị hàng mua vào trong kỳ. Nguyên tắc kế toán được sử dụng để xác định lịch trình dòng tiền là nguyên tắc cơ sở dồn tích, tức là kế toán sẽ ghi nhận doanh thu phát sinh nghiệp vụ mà không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền.

Có nhiều phương pháp để dự báo dòng tiền

CÁCH 1-Công thức tính FCFF: Có nhiều dạng khác nhau nhưng công thức chung hay sử dụng là:

FCFF = Lợi nhuận ròng sau thuế + Khấu hao + [Chi phí vay nợ x (1 – thuế TNDN)] – (Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi vốn lưu động)

Trong đó:

Đầu tư mới vào TSCĐ (CAPEX) = Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ – Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ). 

Khi giá trị <0 cho thấy rằng công ty đã không tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư của mình. Kế toán cần tìm cách giúp doanh nghiệp huy động vốn ngân hàng.

CÁCH 2- Công thức tính chiết khấu dòng tiền DCF: với giả định rằng giá trị của doanh nghiệp bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp đó kỳ vọng tạo ra trong tương lai.

XÂY DỰNG NGÂN SÁCH PHÒNG BAN THEO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

  • CF: Dòng tiền dự kiến của công ty trong các năm 1, 2,…,n.
  •  r: Tỷ lệ chiết khấu.
  •  DCF (Discounted Cash Flows): Các dòng tiền đã được chiết khấu, đại diện cho Giá trị của doanh nghiệp.

Ví dụ doanh nghiệp được chiết khấu với DCF:Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu A thu được dòng tiền tự do từng năm lần lượt là: 

Trong bảng trên:

Ta tiến hành tính dòng tiền chiết khấu cho từng năm (kỳ) theo công thức: DCFn=CFn/(1+r)^n

Sau đó, chúng ta cộng lại tất cả các dòng tiền này lại với nhau thì sẽ thu được Dòng tiền chiết khấu mà ta cần tính từ 10 năm ở tương lai về thời điểm hiện tại là $61.446.  Và quan trọng hơn nữa để áp dụng công thức chuẩn, cần xác định được Phương pháp dự toán.

Trên đây chỉ là 1 trong những ví dụ về Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động, trên thực tế phòng kế toán còn phải thực hiện chiến lược ngân sách cho rất nhiều phòng ban khác: nhân sự, hành chính,… Mỗi phòng ban lại có 1 phương pháp, quy trình và mẫu ngân sách riêng. Do vậy, chúng tôi đem đến Khoá học lập kế hoạch ngân sách như một giải pháp cho phòng kế toán.

Sẽ giúp kế toán chấm dứt các điểm mù khiến cho việc lập kế hoạch ngân sách trở nên khó khăn và thất bại. Thay vào đó, các chuyên gia sẽ cầm tay chỉ việc hướng dẫn một cách chi tiết từng – bước – một giúp bạn đi từng bước nhỏ tới việc triển khai một kế hoạch ngân sách có tính thực thi đến từng phòng ban.

Sau khi kết thúc khoá học, bạn có thể

  • Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động
  • Nắm vững quy trình và phương pháp lập ngân sách: Phân tích dữ liệu năm cũ, đặt mục tiêu tài chính, các chiến lược thực thi…
  • Thực hành ứng dụng Power Query, Power Pivot trong việc lập báo cáo phân tích ngân sách kinh doanh, dòng tiền, phương pháp quản trị, kiểm soát ngân sách trực tiếp trên máy tính của học viên.

Khoá học lập kế hoạch ngân sách sẽ giúp doanh nghiệp “điều phối” được dòng tiền hiệu quả. Cũng như giúp cấp quản lý KIỂM SOÁT được hành động của các cấp phòng ban đi theo đúng các mục tiêu đã đề ra trước đó.