Tại một DN có số liệu đầu kỳ của các tài khoản được kế toán tập hợp như sau (ĐVT : đồng)

Tại một DN có số liệu đầu kỳ của các tài khoản được kế toán tập hợp như sau ( ĐVT : đồng)

– Phải trả cho người bán 300.000.000 đ

– Quỹ dự phòng phải trả 20.000.000 đ

– Phải thu khách hàng 200.000.000đ

– Chi phí trả trước 50.000.000đ

– Phải trả khác 100.000.000đ

– NVL (50.000 kg) 200.000.000đ

– Phải thu khác 19.000.000đ

– Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 10.000.000đ

– Tạm ứng 1.000.000đ

– Vay ngắn hạn 200.000.000đ

– Tiền gửi ngân hàng 200.000.000đ

– Nguồn vốn kinh doanh 1.400.000.000đ

– TSCĐ 1.600.000.000đ

– Hao mòn TSCĐ 400.000.000đ

– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 50.000.000đ

– CCDC 60.000.000đ

– Tiền mặt 150.000.000 đ

Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

  1. Nhập kho một CCDC, giá mua ghi trên hóa đơn có TGTGT 10% là 11.000.000đ, chưa thanh toán cho KH. CCDC này sử dụng ở bộ phận SX SP và thuộc loại phân bổ 2 lần. Chi phí vận chuyển là 2.100.000đ, gồm 5% thuế GTGT, doanh nghiệp chi hộ cho bên bán bằng tiền mặt
  2. Thanh lý một TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất nguyên giá 300.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm, đã khấu hao hết. Trích khấu hao TSCĐ kỳ này biết rằng mức khấu hao kỳ trước là 25.000.000đ và tất cả TSCĐ đều sử dụng ở bộ phận sản xuất
  3. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 40.000.000đ, bộ phận quản lý phân xưởng là 10.000.000đ
  4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
  5. Nhập kho 10.000kg NVL đơn giá 4.290 đ/kg, gồm TGTGT 10 % chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển 1.050.000đ, gồm 5% TGTGT thanh toán bằng tiền mặt
  6. Xuất kho 5.000kg NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm, 1.000 kg dùng ở bộ phận quản lý phânxưởng. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
  7. Xuất kho CCDC ở nghiệp vụ số 1. Phân bổ CCDC đã xuất ở kỳ trước, mỗi kỳ phân bổ 5.000.000đ
  8. Kết chuyển chi phí NVLTT là 20.000.000đ, chi phí nhân công trực tiếp là 47.600.000đ, chi phí SXC là 45.900.000đ vào chi phí sản xuất dở dang để xác định thành phẩm
  9. Cuối kỳ, kết chuyển thành phẩm nhập kho 113.500.000đ
  10. Tạm ứng 50% tiền lương bằng tiền mặt cho người lao động
  11. Khấu trừ vào tiền lương các khoản bồi thường là 1.000.000đ khoản tạm ứng chưa hoàn trả là 1.000.000đ,
  12. Thanh toán lương đợt 2 cho người lao động bằng tiền mặt

Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồn tài khoản các nghiệp vụ phát sinh

Lời giải bài tập

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1a.

Nợ TK 153 : 10.000.000

Nợ TK 1331 : 1.000.000

Có TK 331 : 11.000.000

1b.

Nợ TK 331 : 2.100.000

Có TK 111 : 2.100.000

2a.

Nợ TK 214 : 300.000.000

Có TK 211 : 300.000.000

2b.

Nợ TK 627 : 25.000.000

Có TK 214: 25.000.000

3.

Nợ TK 622 : 40.000.000

Nợ TK 627 : 10.000.000

Có TK 334 : 50.000.000

4.

Nợ TK 622 : 40.000.000*19% = 7.600.000

Nợ TK 627 : 10.000.000*19% = 1.900.000

Nợ TK 334 : 50.000.000*6% = 3.000.000

Có TK 338 : 12.500.000

5a.

Nợ TK 152: 10.000*4.290 = 42.900.000

Nợ TK 1331 : 4.290.000

Có TK 331: 47.190.000

5b.

Nợ TK 152 : 1.000.000

Nợ TK 1331 : 50.000

Có TK 111 : 1.050.000

6.

Giá xuất kho NVL trong kỳ =( 200.000.000 + 42.900.000 + 1.000.000)/( 50.000 + 10.000) = 4.065đ/kg

Nợ TK 621: 4.065*5.000 = 20.325.000

Nợ TK 627 : 4.065*1.000 = 4.065.000

Có TK 152 : 24.390.000

7a.

Nợ TK 142 : 10.000.000

Có TK 153 : 10.000.000

7b.

Nợ TK 627 : 5.000.000

Có TK 142 : 5.000.000

8.

Nợ TK 154 :113.500.000

Có TK 621 : 20.000.000

Có TK 622 : 47.600.000

Có TK 627 : 45.900.000

9.

Nợ TK 155 : 113.500.000

Có TK 154 : 113.500.000

10.

Nợ TK 334 : 25.000.000

Có TK 111 : 25.000.000

11.

Nợ TK 334 : 2.000.000

Có TK 138 : 1.000.000

Có TK 141 : 1.000.000

12.

Nợ TK334 : 20.000.000

Có TK 111 : 20.000.000