Phép ảo thuật quản lý bảng cân đối kế toán một cách hoàn hảo

Phép ảo thuật quản lý,phân tích bảng cân đối kế toán một cách hoàn hảo nhất 

Quản lý bảng cân đối kế toán một cách khôn ngoan cũng giống như thực hiện một phép ảo thuật tài chính. Nó cho phép doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động, mà không cần thúc đẩy doanh thu hay cắt giảm chi phí. 
Quản lý bảng cân đối kế toán tốt hơn giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong việc biến đầu vào thành đầu ra sản phẩm, rồi cuối cùng trở thành tiền mặt. Nó giúp tăng tốc chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (cash conversion cycle). Những doanh nghiệp có thể làm ra nhiều tiền mặt hơn trong thời gian ngắn hơn có quyền tự do hành động hơn. Họ không phải phụ thuộc vào các nhà đầu tư hay chủ nợ bên ngoài.
Trong doanh nghiệp, thường kế toán chịu trách nhiệm tính toán cần vay nợ bao nhiêu, với điều khoản như thế nào, họ cũng chịu trách nhiệm huy động vốn đầu tư từ vốn chủ sở hữu khi cần, và thường có thêm trách nhiệm giám sát tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty. Tuy vậy, các nhà quản lý ngoài lĩnh vực tài chính lại có tác động to lớn lên những khoản mục nhất định trên bảng cân đối kế toán, những khoản mục này được gộp chung lại dưới cái tên vốn lưu động (working capital). Vốn lưu động là đấu trường chính để phát triển và áp dụng trí tuệ tài chính. Học cách quản lý vốn lưu động tốt hơn, bạn có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên khả năng sinh lời cũng như tình trạng tiền mặt tổ chức.

Các yếu tố trong vốn lưu động

Vốn lưu động là hạng mục nguồn lực, bao gồm tiền mặt, hàng tồn kho, và các khoản phải thu trừ đi bất kỳ thứ gì mà doanh nghiệp sở hữu trong ngắn hạn. Nó nằm ngay trên bảng cân đối kế toán , và thường được tính theo công thức sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Tất nhiên, phương trình trên có thể được phân tích nhỏ hơn nữa. Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản mục như tiền mặt, các khoản phải trả và hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu và các nghĩa vụ ngắn hạn khác. Tuy nhiên, chúng không phải là những khoản mục biệt lập trên bảng cân đối kế toán, chúng đại diện cho những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản xuất và những dạng thức khác nhau của vốn lưu động. 

Phân tích bảng cân đối kế toán bằng cách hãy thử hình dung một công ty sản xuất nhỏ. Mỗi chu kỳ sản xuất đều bắt đầu với tiền mặt, đây là thành phần đầu tiên của vốn lưu động. Công ty lấy tiền mặt và mua một số nguyên vật liệu thô – thành phần thứ hai. Sau đó, nguyên liệu thô được đưa vào trong hoạt động sản xuất, tạo ra tồn kho sản phẩm đang xử lý, và cuối cùng là tồn kho thành phẩm, một thành phần “tồn kho” khác của vốn lưu động.
Cuối cùng doanh nghiệp bán hàng hóa cho khách hàng, tạo ra các khoản doanh thu, đây chính là thành phần thứ ba và cũng là thành phần cuối cùng của vốn lưu động. (Hình ảnh bên dưới).

Chu kỳ của ngành dịch vụ cũng tương tự, nhưng đơn giản hơn.

Chu kỳ hoạt động là toàn bộ thời gian từ khâu phát triển tài liệu đào tạo ban đầu, đến hoàn tất các khóa đào tạo, cuối cùng là thu hóa đơn. Bạn càng hoàn thành dự án và theo sát việc thu công nợ hiệu quả bao nhiêu, khả năng sinh lời và dòng tiền càng khỏe mạnh bấy nhiêu.
Trên thực tế, cách tốt nhất để làm ra tiền trong ngành dịch vụ là cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng, và sau đó thu công nợ nhanh nhất có thể. Xuyên suốt chu kỳ này, vốn lưu động liên tục thay đổi dạng thức. Nhưng số lượng vẫn giữ nguyên cho đến khi hệ thống có thêm tiền mặt (từ vay nợ hoặc đầu tư vốn chủ sở hữu).
Tất nhiên, nếu doanh nghiệp mua chịu nhiều, một số lượng tiền mặt nhất định sẽ vẫn còn nguyên vẹn – Nhưng như vật sẽ có một khoản mục “khoản phải trả” tương ứng được tạo ra bên phía nợ phải trả của bảng cân đối kế toán. Vì vậy, để có được bức tranh chính xác về vốn lưu động của doanh nghiệp, ta phải trừ khoản mục này khỏi ba thành phần còn lại.

Tựu chung lại, nguồn vốn lưu động là bao nhiêu thì sẽ phù hợp với một doanh nghiệp?

Ta khó tìm được câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này. DN nào cũng cần có đủ tiền mặt và hàng tồn kho để duy trì hoạt động. Doanh nghiệp càng lớn và phát triển càng nhanh, thì có thể càng cần nhiều vốn lưu động. Nhưng thách thức thật sự ở đây là làm sao sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Ba tài khoản vốn lưu động mà các nhà quản lý không làm về tài chính thật sự tác động đến khoản phải thu, hàng tồn kho, và ở mức độ hạn hẹp hơn là các khoản phải trả.
Về phần này có liên quan về chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ở bài trước tôi đã chia sẻ và những đòn bẩy có thể tác động tới chúng. Quan trọng hơn, bạn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện mà kết quả của nó có thể là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt nhanh hơn, hoặc yêu cầu vốn lưu động thấp hơn và lượng tiền mặt lớn hơn. Điều này có lợi cho tất cả các nội bộ bên trong DN.