KIỂM TOÁN NỘI BỘ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Kiểm toán nội bộ được nhắc đến như một công cụ hiệu quả để kiểm soát – bức tường bảo vệ thứ 3 của doanh nghiệp để:
Trợ giúp nhà quản lý thiết lập các quy trình kiểm soát rủi ro
Giám sát các kiểm soát nội bộ và sự tuân thủ
Cung cấp cho cơ quan chủ quản sự đảm bảo dựa trên tính khách quan và độc lập của cơ quan kiểm toán nội bộ.
Những đặc điểm chủ yếu của bộ phận kiểm toán nội bộ
+ Đánh giá và thúc đẩy quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.
+ Khách quan và độc lập với ban giám đốc
+ Được tiếp cận hội đồng quản trị và chủ tịch ủy ban kiểm soát
+ Được tiếp cận cơ sở dữ liệu, cơ sở và nhân viên khi cần.
+ Thực hiện theo các chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ.
Với những đặc điểm trên, với các công ty lớn kiểm toán nội bộ là một bộ phận cực kỳ quan trọng, và điều đó cũng được nhắc tới việc ủy ban chứng khoán yêu cầu các công ty niêm yết phải coi trọng bộ phận này.
Tại sao phải thực hiện chức năng của kiểm toán nội bộ?
• Ý kiến được lập & Khách quan
• Phù hợp với tính đầy đủ của kiểm soát nội bộ
• Tính hữu hiệu và hiệu quả
• Tuân thủ với pháp luật và các quy định
4 Bước – Lập Kế hoạch, thực hiện, lập báo cáo theo dõi:
LẬP KẾ HOẠCH:
Kiểm toán nội bộ làm việc với hội đồng quản trị và ban quản lý để xác định các vùng rủi ro chính cần có sự đảm bảo.
THỰC HIỆN:
Kế hoạch kiểm toán chi tiết được hoàn thành theo một chuỗi hệ thống và logic.
BÁO CÁO:
Đưa ra các kiến nghị về cho ban quản lý và báo cáo cho ủy ban kiểm toán.
THEO DÕI:
Theo dõi tiến trình thực hiện các kiến nghị đã thống nhất.
Thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ như thế nào?
Thực hiện – Tùy thuộc về mức độ chiến lược và hoạt động trong tổ chức và trong kiểm toán nội bộ. Một số bước được thực hiện đồng thời và không nhất thiết phải theo thứ tự.
Bước 1: Bổ nhiệm lãnh đạo bộ phận kiểm toán nội bộ – với kỹ năng chuyên môn và nhân sự cao.
Người lãnh đạo phải có khả năng giao tiếp tốt, hiểu và bơi cùng “Dòng chảy của doanh nghiệp”, có khả năng quản trị thay đổi trong doanh nghiệp và điều chỉnh phù hợp với các thay đổi trong doanh nghiệp.
Các yếu tố cực kỳ cần: Khả năng giao tiếp, lãnh đạo và kỹ năng chuyên môn. Đạo đức nghề nghiệp luôn là điều đần tiên cân nhắc.
Bước 2: Tuyển dụng nhóm kiểm toán nội bộ – trình độ năng lực, bằng cấp, khả năng hợp tác & phối hợp.
Cân nhắc outsourcing/sử dụng dịch vụ bên ngoài trong trường hợp chưa xây dựng được đội ngũ.
Bước 3: Đánh giá sự kỳ vọng của các bên liên quan
Ban giám đốc/HĐQT đôi khi kỳ vọng thái quá về hoạt động của bộ phận kiểm toán nội. Do vậy, bộ phận này cần phải xác định cụ thể kỳ vọng của các bên liên quan để có các hoạt động phù hợp.
Cần đảm bảo là kỳ vọng ở mức có thể thực hiện được.
Bước 4: Xác định mục tiêu của phòng kiểm toán nội bộ và thiết lập quy chế/ điều lệ của kiểm toán nội bộ.
Mục tiêu cần xác định cụ thể và xem xét tới các ruie ro của doanh nghiệp, các kỳ vọng…
Bước 5: Xây dựng kế hoạch kiểm toán chiến lược và kế hoạch cho 3-5 năm.
Thường thì kế hoạch nên xây dựng tốt nhất cho 3 năm, và mỗi năm đều có kế hoạch cụ thể cho từng mảng hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, năm đầu sẽ tập trung vào các vấn đề của hệ thống kiểm soát nội bộ… Không có một khuôn mẫu kế hoạch nào cả, mà kế hoạch tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và các yêu cầu của doanh nghiệp đó.
Bước 6: Đánh giá rủi ro kiểm toán nội bộ của tổ chức so với việc đánh giá rủi ro đang thực hiện.
Bước 7: Thiết lập ngân sách cho phòng kiểm toán nội bộ
Phần này là phần khó nhất để thuyết phục doanh nghiệp chi, và cần phải cân nhắc mức chi phí có phù hợp với lợi ích mà phòng mang lại không.
Bước 8: Thực hiện kiểm toán nội bộ càng sớm càng tốt, thay vì chờ quy chế, kế hoạch hay chiến lược.
Có nhiều doanh nghiệp cứ chờ xây dựng xong mới thực hiện, và các nguồn lực bị tiêu tốn trong thời gian đầu mà không đạt kỳ vọng của các bên liên quan (Kỳ vọng phải có các cuộc kiểm toán không sẽ bị xem là mức phí vi phạm chi phí khi chưa có gì được thực hiện).
Bước 9: Đánh giá nhu cầu công ty và kỹ năng kiểm toán viên
Sau các bước thực hiện các cuộc kiểm toán thì bước này là lúc xem lại nhu cầu của công ty và các kỹ năng/ trình độ và hoạt động của kiểm toán viên có phù hợp với yêu cầu của công việc, có đủ mức đạo đức nghề nghiệp hay không.
Bước 10: Phương pháp kiểm toán và công nghệ
Cách kiểm toán có thể sử dụng chọn mẫu hay sử dụng CAATs (Computer Assisted Audit Tools) để phân tích các dữ liệu có số liệu lớn.
Bước 11: Thiết lập một quá trình báo cáo trình bày kết quả kiểm toán nội bộ chính thức.
• Những gì được báo cáo tới ủy ban kiểm toán, lãnh đạo và bên được kiểm toán.
• Soát xét kết quả kiểm toán để đảm bảo chất lượng kiểm toán.
• Thời gian cho việc kiểm toán từ khi thực hiện kiểm toán đến khi lập báo cáo.
• Sử dụng việc xếp hạng để kết nối mức độ quan tâm (mức rủi ro cao, vừa, thấp) hay sử dụng màu sắc cho các phần khuyến nghị.
• Giải quyết mâu thuẫn với các đơn vị bị báo cáo và giải trình kết quả kiểm toán.
• Trao đổi với kiểm toán viên độc lập.
• Trao đổi với nhóm kiểm toán nội bộ.
Bước 12: Đo lường kết quả của kiểm toán nội bộ
Cần cân nhắc thẻ điểm cân bằng – Học tập và phát triển, quá trình kinh doanh, quan điểm và tài chính của công ty.