IFRS 13 – Xác định giá trị hợp lý

IFRS 13 – Xác định giá trị hợp lý được ban hành vào tháng 5 năm 2011 và xác định giá trị hợp lý, thiết lập khuôn khổ đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin quan trọng liên quan đến đo lường giá trị hợp lý. Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (Hội đồng) muốn tăng cường công bố thông tin về giá trị hợp lý để người dùng có thể đánh giá tốt hơn các kỹ thuật định giá và đầu vào được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý. Hãy cùng Taca tìm hiểu rõ hơn về IFRS 13 ngay sau đây!

Tổng quan IFRS 13 

Đo lường giá trị hợp lý áp dụng cho các IFRS có yêu cầu hoặc cho đo lường lường hoặc công bố giá trị hợp lý và cung cấp một bộ khung IFRS duy nhất để đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố về đo lường giá trị hợp lý. Chuẩn mực xác định giá trị hợp lý trên cơ sở khái niệm ‘giá đầu ra’ và sử dụng một ‘hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, được tạo ra dựa trên thước đo thị trường, thay vì thước đo cụ thể của đơn vị. 

IFRS 13 được ban hành vào tháng 5 năm 2011 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2013.

Mục tiêu

Định nghĩa về giá trị hợp lý;

Đưa ra khuôn khổ cho việc xác định giá trị hợp lý trong một Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế duy nhất; và yêu cầu về trình bày và thuyết minh liên quan đến việc xác định giá trị hợp lý.

Giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở thông tin thu thập từ thị trường mà không phải là xác định cho một đơn vị cụ thể. Đối với một số tài sản và nợ phải trả, các thông tin từ thị trường hoặc giao dịch tương tự có thể có sẵn. Với các tài sản và nợ phải trả khác, các thông tin và giao dịch trên thị trường có thể không có sẵn. 

Tuy nhiên, mục tiêu của việc xác định giá trị hợp lý trong cả hai trường hợp đều là để ước tính mức giá mà tại đó một giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả giả định sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị, trong điều kiện thị trường hiện tại (ví dụ giá đầu ra tại ngày xác định giá trị theo đánh giá của bên đang nắm giữ tài sản hoặc khoản nợ phải trả).

Trường hợp không thể quan sát được mức giá của tài sản hoặc nợ phải trả trên thị trường, đơn vị xác định giá trị hợp lý của tài sản hoặc khoản nợ phải trả bằng các kỹ thuật định giá sử dụng tối đa các đầu vào quan sát được và tối thiểu các đầu vào không quan sát được trên thị trường. 

Do được xác định dựa vào các thông tin thu thập được trên thị trường, các kỹ thuật định giá phải bao gồm các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả, kể cả các giả định về rủi ro. Vì thế, ý định nắm giữ tài sản hoặc thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ nợ của đơn vịđơn vị sẽ không phù hợp khi xác định giá trị hợp lý.

Khái niệm giá trị hợp lý trong Chuẩn mực này tập trung vào tài sản và nợ phải trả vì đây là các đối tượng chính của việc ghi nhận kế toán. Ngoài ra, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này còn được áp dụng cho cả các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị được ghi nhận theo giá trị hợp lý.

Định nghĩa chính

Thị trường hoạt động: Một thị trường trong đó giao dịch của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả diễn ra với tần suất và khối lượng đủ để cung cấp thông tin về giá cả trên cơ sở hoạt động liên tục.

Phương pháp chi phí: Một kỹ thuật định giá phản ánh giá trị cần có ở thời điểm hiện tại để thay thế công năng của một tài sản (thường gọi là chi phí thay thế hiện tại).

Giá đầu vào: Giá được trả để mua tài sản hoặc nhận giá để nhận một khoản nợ phải trả trong một giao dịch trao đổi.

Giá đầu ra: Giá có thể nhận được từ việc bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả.

Dòng tiền dự kiến: Giá trị bình quân gia quyền (ví dụ phân phối trung bình mẫu) của dòng tiền trong tương lai.

Giá trị hợp lý: Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.

Sử dụng tối đa và tốt nhất: Việc sử dụng các tài sản phi tài chính bởi các bên tham gia thị trường mà có thể tối đa hóa giá trị của tài sản hoặc nhóm tài sản và nợ phải trả (ví dụ như một hoạt động kinh doanh) trong đó tài sản sẽ được sử dụng.

Phương pháp thu nhập: Kỹ thuật định giá chuyển đổi số tiền trong tương lai (ví dụ như dòng tiền hoặc
thu nhập và chi phí) về một số tiền hiện tại (ví dụ chiết khấu). Việc giá trị hợp lý được thực hiện trên cơ sở giá trị biểu thị bởi kỳ vọng của thị trường hiện tại về những khoản tiền trong tương lai.

Đầu vào: Những giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng để định giá tài sản hoặc nợ phải trả, bao gồm cả các giả định về rủi ro, chẳng hạn như:

(a) Rủi ro vốn có trong một kỹ thuật định giá cụ thể được sử dụng để xác định giá trị hợp lý (như mô hình định giá);
(b) Rủi ro vốn có trong các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kỹ thuật định giá.
Đầu vào là có thể quan sát được hoặc không quan sát được.

Đầu vào Cấp độ 1: Giá niêm yết (chưa điều chỉnh) trong các thị trường hoạt động của các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự nhau mà đơn vị có thể tiếp cận vào ngày xác định giá trị.

Đầu vào Cấp độ 2: Các đầu vào khác không phải là giá niêm yết được bao gồm trong Cấp độ 1 có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đầu vào Cấp độ 3: Đầu vào không quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả.

Phương pháp thị trường: Một kỹ thuật định giá sử dụng giá và các thông tin khác được tạo ra bởi các giao dịch trên thị trường liên quan đến các tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương (tương tự) hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả như một thực thể kinh doanh.

Đầu vào được thị trường chứng thực: Các đầu vào có nguồn gốc chủ yếu từ hoặc được chứng thực bằng dữ liệu thị trường quan sát được bằng tương quan hoặc các phương tiện khác.

Các bên tham gia thị trường: Bên mua và bên bán trên thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) cho tài sản hoặc nợ phải trả mà có tất cả những đặc điểm sau:
(a) Họ độc lập với nhau, tức là họ không phải là các bên liên quan theo quy định tại IAS 24, mặc dù giá trong một giao dịch với các bên liên quan có thể được sử dụng như là một dữ liệu đầu vào để xác định giá trị hợp lý nếu đơn vị có bằng chứng cho thấy các giao dịch thỏa mãn được điều kiện thị trường.

(b) Họ có kiến thức, có một sự hiểu biết nhất định về tài sản, nợ phải trả và giao dịch bằng cách sử dụng tất cả thông tin sẵn có, bao gồm cả thông tin có thể thu được thông qua năng lực tư vấn thẩm định chuyên sâu theo thường lệ và tập quán.
(c) Họ có thể tham gia vào một giao dịch đối với tài sản hoặc nợ phải trả.
(d) Họ sẵn sàng để tham gia vào một giao dịch đối với tài sản hoặc nợ phải trả, nghĩa là họ có động lực nhưng không bị ép buộc phải làm như vậy.

Thị trường thuận lợi nhất: Thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu hóa số tiền sẽ phải trả để chuyển nhượng một khoản nợ phải trả, sau khi tính đến chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển.

Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ: Rủi ro đơn vị sẽ không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ. Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở rủi ro tín dụng của chính đơn vị.

Đầu vào quan sát được: Đầu vào được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu thị trường, chẳng hạn như thông tin công khai có sẵn về các giao dịch hoặc sự kiện thực tế và giả định rằng các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả.

Giao dịch tự nguyện có tổ chức: Một giao dịch công khai trên thị trường trong thời gian trước ngày xác định giá trị để cho các hoạt động tiếp thị đối với tài sản hoặc nợ phải trả theo thông lệ được xảy ra mà không phải là một giao dịch ép buộc (ví dụ như một giao dịch thanh lý ép buộc hoặc bán hàng không mong muốn).

Thị trường chính yếu: Thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả.

Phần bù rủi ro: Phần bù đắp được tìm kiếm bởi những bên tham gia thị trường không thích rủi ro vì tính không chắc chắn vốn có trong dòng tiền của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Phần bù rủi ro cũng được gọi là “điều chỉnh rủi ro”.

Chi phí giao dịch: Chi phí liên quan trực tiếp tới việc bán, thanh lý tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) và đáp ứng cả hai tiêu chí sau:

(a) Những chi phí phát sinh trực tiếp và cần thiết cho giao dịch đó.

(b) Những chi phí sẽ không phát sinh nếu không thực hiện giao dịch bán, thanh lý tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả (tương tự chi phí bán, như được định nghĩa tại IFRS 5).

Chi phí vận chuyển: Các chi phí phát sinh để vận chuyển một tài sản từ vị trí hiện tại của nó đến thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất).

Đơn vị áp dụng kế toán: Cấp độ mà một tài sản hoặc nợ phải trả được tổng hợp hoặc phân chia trong một IFRS cho các mục đích ghi nhận.

Đầu vào không quan sát được: Đầu vào dữ liệu thị trường là không sẵn có và được xây dựng bằng cách sử dụng thông tin tốt nhất sẵn có về các giả định rằng các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả.

Phân cấp giá trị hợp lý

Tổng quan

IFRS 13 hướng đến nâng cao tính nhất quán và so sánh trong các đo lường giá trị hợp lý và công bố thông tin liên quan thông qua hệ thống phân cấp giá trị hợp lý. Hệ thống phân cấp phân loại các đầu vào được sử dụng trong các kỹ thuật định giá thành ba cấp độ.

Hệ thống phân cấp ưu tiên cao nhất cho (giá chưa điều chỉnh) giá niêm yết trong các thị trường sôi động cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau và mức ưu tiên thấp nhất cho các đầu vào không quan sát được. [IFRS 13:72]

Nếu các đầu vào được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý được phân loại thành các mức độ khác nhau của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, thì thước đo giá trị hợp lý được phân loại toàn bộ theo cấp độ đầu vào thấp nhất mà có ý nghĩa đối với toàn bộ thước đo (dựa trên xét đoán). [|FRS 13:73]

Đầu vào cấp độ 1 

Đầu vào cấp 1 là giá niêm yết trong các thị trường sôi động cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau mà đơn vị có thể tiếp cận vào ngày đo lường. [IFRS13:76]

Giá thị trường niêm yết trong thị trường sôi động cung cấp bảng chứng đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lý và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để đo lường giá trị hợp lý bất cứ khi nào có sẵn, với các ngoại lệ hạn chế. [IFRS 13:77]

Nếu một đơn vị nắm giữ một vị thế đối với một tài sản hoặc nợ phải trả riêng lẻ và tài sản hoặc nợ phải trả được giao dịch trong một thị trường di động, thì giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phi trả được đo lường trong Cấp độ 1 như là kết quả của giá niêm yết cho tài sản hoặc nợ phải trả riêng lė và số lượng được nắm giữ bởi đơn vị, ngay cả khi khối lượng giao dịch hàng ngày bình thường của thị trường không đủ để hấp thụ số lượng nắm giữ và đặt lệnh bán vị thế trong một giao dịch riêng lẻ có thể ảnh hưởng đến giá niêm yết. [IFRS 13:80]

Đầu vào cấp độ 2 

Đầu vào cấp độ 2 là các đầu vào khác với giá thị trường niêm yết trong phạm vi cấp độ 1, có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. [IFRS 13:81]

Đầu vào cấp độ 2 bao gồm:

Giá niêm yết của các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự ở các thị trường sôi động  

Giá niêm yết của các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau hoặc tương tự ở các thị trường mà không có các đầu vào hoạt động, khác hơn so với giá niêm yết mà có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả, ví dụ lãi suất và đường cong lãi suất có thể quan sát được trong các khoảng thời gian niêm yết thông thường các biến động ngầm liên quan khoảng chênh lệch tín dụng.

Đầu vào có nguồn gốc chủ yếu từ hoặc được chứng thực bảng dữ liệu thị trường quan sát được bằng tương quan hoặc các phương tiện khác (đầu vào được thị trường chứng thực).

Đầu vào cấp 3

Đầu vào cấp độ 3 là đầu vào không quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả. [IFRS 13:86].

Các đầu vào không quan sát được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý được mở rộng đến các đầu vào thích hợp quan sát được nhưng không có sẵn, do đó cho phép các tình huống có ít hoạt động thị trường đối với tài sản hoặc nợ phải trả tại ngày đo lường. 

Một đơn vị phát triển các đầu vào không quan sát được bảng cách sử dụng thông tin tốt nhất có sẵn trong các tình huống, có thể bao gồm dữ liệu của chính đơn vị đó, có xem xét đến tất cả thông tin về các giả định của các bên tham gia thị trường có sẵn một cách hợp lý. [IFRS 13: 87-89].

Đo lường giá trị hợp lý 

Tổng quan về phương pháp đo lường giá trị hợp lý 

Mục tiêu của đo lường giá trị hợp lý là ước tính giá mà tại đó giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại. Đo lường giá trị hợp lý yêu cầu đơn vị xác định tất cả những điều sau đây: [IFRS 13:B21].

Tài sản hoặc nợ phải trả cụ thể là đối tượng của đo lường (phù hợp với đơn vị ghi sổ của nó) Đối với tài sản phi tài chính, tiền đề định giá phù hợp với đo lường (nhất quán với mức sử dụng tối đa và tốt nhất) 

Thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) cho tài sản hoặc nợ phải trả.

Kỹ thuật định giá phù hợp cho đo lường, xem xét đến tính có sẵn của dữ liệu để phát triển đầu vào đại diện cho các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả và mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó đầu vào được phân loại.

Hướng dẫn đo lường

IFRS 13 cung cấp hướng dẫn về đo lường giá trị hợp lý, bao gồm:

Đơn vị xem xét đến các đặc điểm của tài sản hoặc nợ phải trả được đo lường mà các bên tham gia thị trường sẽ xem xét khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả tại ngày đo lường (ví dụ: điều kiện và vị trí của tài sản và mọi hạn chế đối với việc bán và sử dụng tài sản) [IFRS 13:11]

Đo lường giá trị hợp lý giả định một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại [IFRS 13:15]

Đo lường giá trị hợp lý giả định một giao dịch diễn ra trong thị trường chính yếu đối với tài sản hoặc nợ phải trả, hoặc khi không có thị trường chính yếu, thị trường thuận lợi nhất cho tài sản hoặc nợ phải trả [IFRS 13:24]

Đo lường giá trị hợp lý của một tài sản phi tài chính có xem xét đến việc sử dụng tối đa và tốt nhất [IFRS 13:27]

Đo lường giá trị hợp lý của một khoản nợ tài chính hoặc phi tài chính hoặc các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị giả định rằng nó được chuyển nhượng cho một bên tham gia thị trường vào ngày đo lường, mà không có sự thanh toán, xóa ng hoặc hủy bỏ tại ngày đo lường [IFRS 13:34]

Giá trị hợp lý của nợ phải trả phản ánh rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ (rủi ro đơn vị sẽ không thực hiện nghĩa vụ), bao gồm rủi ro tín dụng của chính đơn vị và giả định rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ tương tự trước và sau khi chuyển nhượng nợ phi trả [|FRS 13: 42]

Một ngoại lệ tùy chọn áp dụng cho một số tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính với các vị thế bù trừ rủi ro thị trường hoặc rủi ro tín dụng đối tác, mang đến các điều kiện được đáp ứng (yêu cầu công bố bổ sung). [IFRS 13:48, IFRS 13:96]

Kỹ thuật định giá

Đơn vị sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với bối cảnh và trong đó có đủ dữ liệu sản có để đo lường giá trị hợp lý, tối đa hóa việc sử dụng các đầu vào phù hợp quan sát được và giảm tối thiểu việc sử dụng các đầu vào không quan sát được. [IFRS 13:61, IFRS 13:67]

Mục tiêu của việc sử dụng kỹ thuật định giá là ước tính giá mà tại đó giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường và ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi: [IFRS 13:62]

Phương pháp thị trường– sử dụng giá cả và các thông tin liên quan khác được tạo ra bởi các giao dịch thị trường liên quan đến tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương (tương tự) hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả (ví dụ: một đơn vị kinh doanh)

Phương pháp chi phí – phản ánh số tiền hiện tại sẽ được yêu cầu để thay thế năng lực dịch vụ của một tài sản (chi phí thay thể hiện tại)

Phương pháp thu nhập – chuyển đổi số tiền tương lai (dòng tiền hoặc thu nhập và chi phí) thành số tiền hiện tại (chiết khấu), phản ánh các kỳ vọng thị trường hiện tại về số tiền trong tương lai.

Trong một số trường hợp, sử dụng một kỹ thuật định giá duy nhất sẽ phù hợp, trong khi những trường hợp khác, nhiều kỹ thuật định giá sẽ phù hợp. [IFRS 13:63]

Công bố

Mục tiêu công bố

IFRS 13 yêu cầu đơn vị công bố thông tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá cả hai điều sau đây: [IFRS 13:91]

Đổi với tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ hoặc không định kỳ trong báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu, các kỹ thuật định giá và các đầu vào được sử dụng để phát triển các đo lường đó.

Đối với các đo lường giá trị hợp lý bằng cách sử dụng các đầu vào không quan sát được một cách đáng kể (cấp độ 3), ảnh hưởng của các đo lường này đến lãi lỗ hoặc thu nhập toàn diện khác trong kỳ.

Miễn trừ công bố

Các yêu cầu công bổ không båt buộc đối với: [IFRS 13: 7].

Tài sản – quỹ phúc lợi người lao động được đo lường theo giá trị hợp lý theo IAS 19 Phúc lợi người lao động.

Các khoản đầu tư quỹ lợi ích hưu trí được đo lường giá trị hợp lý theo IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ phúc lợi hưu trí.

Các tài sản mà có giá trị thu hồi là giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý theo IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản.

Xác định các phân nhóm 

Trong trường hợp bắt buộc phải cung cấp thông tin cho từng phân nhóm tài sản hoặc nợ phải trả, đơn vị xác định các phân nhóm phù hợp trên cơ sở tính chất, đặc điểm và rủi ro của tài sản hoặc nợ phải trả và mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó đo lường giá trị hợp lý được phân loại. [IFRS 13:94]

Việc xác định các phân nhóm tài sản và nợ phải trả phù hợp mà ở đó các công bố về đo lường giá trị hợp lý cần được cung cấp đòi hỏi phải có sự xét đoán.

Một phân nhóm tài sản và nợ phải trả thường sẽ yêu cầu phân ra nhiều hơn các khoản mục được trình bày trong báo cáo tình hinh tài chính. Số lượng các phân nhóm có thể cần nhiều hơn cho các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3.

Một số công bố được phân biệt trên các đo lường:

Các đo lường giá trị hợp lý định kỳ – đo lường giá trị hợp lý được yêu cầu hoặc cho phép bởi các IFRS khác được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính vào cuối kỳ báo cáo

Các đo lường giá trị hợp lý không định kỳ là các đo lường giá trị hợp lý được yêu cầu hoặc cho phép  các IFRS khác được đo lường trong báo cáo tình hình tài chính trong các trường hợp cụ thể.

Công bố cụ thể 

Để đáp ứng mục tiêu công bố, các yêu cầu công bố tối thiểu sau đây được yêu cầu cho từng phân nhóm tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý (bao gồm các đo lường dựa trên giá trị hợp lý trong phạm vi của IFRS này) trong báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu (lưu ý các yêu cầu được tóm tắt và yêu cầu công bố bổ sung khi cần thiết): (IFRS 13:93]

Đo lường giá trị hợp lý vào cuối kỳ báo cáo*

Đối với đo lường giá trị hợp lý không định kỳ, lý do của đo lường *

Mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó các đo lường giá trị hợp lý được phân loại toàn bộ vào một cấp (Cấp 1,2 hoặc 3) *

Đổi với tài sản và nợ phải trả nằm giữ tại ngày báo cáo được đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ, số tiền của bất kỳ khoản chuyển đổi nào giữa Cấp 1 và Cấp 2 của phân cấp giá trị hợp lý, các lý do cho các chuyển đổi đó và chính sách của đơn vị để xác định khi nào chuyển đổi giữa các cấp được coi là đã xảy ra, công bổ và thuyết minh riêng các chuyến vào và chuyến ra khỏi mỗi cấp độ.

Đối với các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong cấp độ 2 và Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, mô tả về (các) kỹ thuật định giá và các đầu vào được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý, mọi thay đổi trong kỹ thuật định giá và lý do thực hiện thay đổi như vậy (với một số ngoại lệ) *

Đối với các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3 của phân cấp giá trị hợp lý, thông tin định lượng về các đầu vào quan trọng không quan sát được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý (với một số ngoại lệ).

Đối với các đo lường giá trị hợp lý định kỳ được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, đối chiếu từ số dư đầu kỳ đến số dư cuối kỳ, công bổ riêng các thay đổi trong kỳ báo cáo như sau:

Tổng số lãi hoặc lỗ trong kỳ được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ và (các) khoản mục trong báo cáo lãi lỗ trong đó các khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận – công bổ riêng giá trị trong báo cáo lãi lỗ do thay đổi trong các khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện liên quan đến các tài sản và nợ phải trả này vào cuối kỳ báo cáo và (các) khoản mục trong báo cáo lãi lỗ mà trong đó các khoản lãi hoặc Lỗ chưa thực hiện được ghi nhận.

Tổng số lãi hoặc lỗ trong kỳ được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác và (các) khoản mục trong báo cáo thu nhập toàn diện khác trong đó các khoản lãi hoặc lỗ đó được ghi nhận.

Mua, bán, phát hành và thanh toán (mỗi loại thay đổi được công bố riêng).

Giá trị của bất kỳ khoản chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, lý do cho những lần chuyển đổi đó và chính sách của đơn vị để xác định khi nào việc chuyển đổi giữa các cấp được coi là đã xảy ra. Chuyển đổi vào Cấp độ 3 sẽ được công bố và thuyết minh riêng so với chuyển ra `khỏi Cấp độ 3.

Đối với đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, mô tả về các quy trình định giá được sử dụng bởi đơn vị.

Đối với đo lường giá trị hợp lý định kỳ được phân loại trong cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý:

Một mô tả tường thuật về độ nhạy của đo lường giá trị hợp lý với những thay đổi trong các đầu vào không quan sát được nếu thay đổi các đầu vào này với một giá trị khác nhau có thể dẫn đến đo lường giá trị hợp lý cao hơn hoặc thấp hơn một cách đáng kể. Nếu có mối tương quan giữa các đầu vào này với các đầu vào không quan sát được khác được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý, đơn vị cũng cung cấp một mô tả về các mối quan hệ đó và về cách thức chúng có thể khuếch đại hoặc giảm thiểu tác động của những thay đổi trong các đầu vào không quan sát được lên đo lường giá trị hợp lý.

Đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính, nếu thay đổi một hoặc nhiều đầu vào không quan sát được để phản ánh các giả định thay thế hợp lý có thể thay đổi đáng kể giá trị hợp lý, đơn vị sẽ nêu ra sự kiện đó và công bố ảnh hưởng của những thay đổi đó. 

Đơn vị sẽ công bố cách thức tác động của thay đổi để phản ánh một giả định thay thế hợp lý được tính toán. Nếu sử dụng tối đa và tốt nhất các tài sản phi tài chính khác so với việc sử dụng hiện tại, đơn vị sẽ công bố thực tế đó và tại sao tài sản phi tài chính lại được sử dụng theo cách khác với sử dụng tối đa và tốt nhất.

* Trong danh sách trên chỉ ra rằng việc công bố cũng được áp dụng cho một phân nhóm tài sản hoặc nợ phải trả không được đo lường theo giá trị hợp lý trong báo cáo tình hình tài chính nhưng theo đó giá trị hợp lý được công bố. [IFRS 13:97].