Bài tập IAS 16 có đáp án: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

Bài tập IAS 16 có đáp án: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (chi tiết)

IAS 16 là chuẩn mực quy định về cách kế toán các tài sản như bất động sản, nhà xưởng, máy móc và thiết bị, vì một doanh nghiệp để hoạt động thì bắt buộc phải có tài sản. Đó có thể là tiền, hàng tồn kho, nhà xưởng hay máy móc, thiết bị…

Chuẩn mực IAS 16 tương đương với chuẩn mực VAS 3 – Tài sản cố định hữu hình của Việt Nam, bài viết sẽ đề cập đến một số bài tập như: đo lường sau ban đầu mô hình đánh giá lại, tổn thất, xóa bỏ ghi nhận và tổng hợp, ghi nhận và đo lường ban đầu.

Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu thêm một số dạng bài tập khác liên quan đến IAS 16 như: khấu hao (Depreciation), đánh giá lại tài sản (Revaluation)…

Dạng bài: Đo lường sau ban đầu mô hình đánh giá lại

Công ty H áp dụng mô hình đánh giá lại tài sản cố định theo IAS 16, sử dụng giá trị thuần để trình bày thông tin và phân bổ thặng dư đánh giá lại tài sản hàng năm. Một tài sản cố định hữu hình của công ty H được mua ngày 2/1/20×6 với giá mua €500.000, có thßi gian sử dụng 10 năm theo phương pháp khấu hao đưßng thẳng và không có giá trị thanh lý ước tính. Công ty H dự định không thay đổi tỷ lệ khấu hao và giá trị thanh lý của tài sản trong suốt 10 năm sử dụng. Tuy nhiên, đến ngày 2/1/20×9, công ty H đã bán tài sản này với giá bán €330.000. Không có dấu hiệu suy giảm giá trị tài sản này từ năm 20×6 đến ngày bán tài sản. Năm tài chính của công H kết thúc ngày 31/12. Thông tin liên quan đến tài sản này như sau:

Ngày Giá trị hợp lý
   
   
   
   

Yêu cầu: Trình bày các bút toán nhật ký liên quan tài sản này trong năm 20×6, 20×7, 20×8 và ngày 2/1/20×9.

Đáp án:

2/1/20×6:    1. Nợ TSCĐHH – Có Tiền: 500,000

31/12/20×6:    2. Nợ CP khấu hao – Có Hao mòn luỹ kế: 50,000

CA: 450.000 / FV: 468.000 -> (+): 18.000

Cách 1:

  1. Nợ Hao mòn luỹ kế – Có TSCĐHH: 50,000 -> PPE: 450.000
  2. Nợ TSCĐHH – Có Thặng dư đánh giá lại tài sản (OCI): 18,000

Cách 2:

  • Nợ- TSCĐ ((468/450)*500) -500 = 20
  • Có- HMLK: ((468/450)* 50) -50 = 2
  • Co OCI:        18

31/12/20×7:  5. Nợ CP khấu hao – Có Hao mòn luỹ kế: 52,000

468/9 = 52

CA = 468-52= 416

FV: 380 -> (-): 36

-> Giảm OCI: 18

-> Chi phí: 18

  • Nợ – HMLK/ Có TSCĐ:52 -> CA: 416
  • Nợ – OCI: 18   Nợ – Chi phí: 18
  • Có – TSCĐ: 36

X8: Nợ- CPKH/Có- HMLK: 380/8= 47,5

CA: 380-47,5=332,5

FV:355 -> (+) 22,5

  • Nợ – HMLK/Có-TSCĐ= 47,5
  • Nợ- TSCĐ: 22,5
  • Có – Thu nhập: 18
  • Có- OCI: 4,5

1/1/X9:

  • Nợ – Tiền: 330
  • Nợ – Chi phí (lỗ): 25
  • Có- TSCĐ: 355
  • Nợ- OCI: 4,5
  • Có- LNGL: 4,5

Dạng bài: Tổn thất, xóa bỏ ghi nhận và tổng hợp

Bài tập 1:

Công ty ABC mua 1 thiết bị vào ngày 1/1/20X0 và kế toán theo mô hình giá gốc. Thiết bị trị giá $400,000 và khấu hao theo phương pháp đưßng thẳng với thßi gian hữu ích ước tính là 5 năm, giá trị thanh lý ước tính là $20,000. Vào ngày 31/12/20X1 và 31/12/20X2, thiết bị có giá trị có thể thu hồi là $200,000 và $150,000. Niên độ kế toán của ABC kết thúc vào ngày 31/12.

Yêu cầu: Đánh giá tổn thất của thiết bị, giả định rằng các dấu hiệu của tổn thất và/hoặc của hoàn nhập tổn thất tồn tại tại ngày 31/12/20X1 và 20X2.

Công ty ABC mua 1 thiết bị vào ngày 1/1/20X0 và kế toán theo mô hình giá gốc. Thiết bị trị giá $400,000 và khấu hao theo phương pháp đưßng thẳng với thßi gian hữu ích ước tính là 5 năm, giá trị thanh lý ước tính là $20,000. Vào ngày 31/12/20X1 và 31/12/20X2, thiết bị có giá trị có thể thu hồi là $200,000 và $150,000. Niên độ kế toán của ABC kết thúc vào ngày 31/12. Yêu cầu: Đánh giá tổn thất của thiết bị, giả định rằng các dấu hiệu của tổn thất và/hoặc của hoàn nhập tổn thất tồn tại tại ngày 31/12/20X1 và 20X2.

Đáp án

In 20X1, CA = 400,000 – (400,000-20,000)/5*2 = 248,000

RA = 200,000

The asset is impaired. The adjusted carrying amount is 200,000

Dr Loss (P/L)/Cr Accumulated depreciation 48,000 In 20X2, CA = 200,000 – (200,000-20,000)/3 = 140,000

In 20X2, CA = 200,000 – (200,000-20,000)/3 = 140,000

RA = 150,000

RA > CA Reversal of impairment loss

CA if not previously impaired = 400,000 – (400,000-20,000)/5*3 = 172,000

Recoverable amount = Min (172,000 – 140,000; 48,000; 150,000-140,000) = 10,000

Dr Accumulated Impa/Cr Gain (P/L) 10,000

Bài tập 2:

Công ty A áp dụng mô hình chi phí (mô hình giá gốc)  theo IAS 16, mô hình giá trị hợp lý theo IAS 40, đánh giá tổn thất tài sản theo IAS 36 và lập báo cáo tài chính ngày 31/12 Ngày 1/1/20X1, công ty A có tòa nhà văn phòng với nguyên giá 400.000, hao mòn lũy kế 4 năm 80.000, tổn thất tài sản lũy kế 1.600, thßi gian sử dụng hữu ích còn lại 16 năm. Ngày 31/12/20×1, công ty xác định giá trị hợp lý cả tòa nhà là 300.000, chi phí bán 6.000, giá trị sử dụng tòa nhà 292.000 Do kinh doanh không thuận lợi, để giảm chi phí, sau 6 tháng thương lượng với các bên, từ ngày 1/7/20×2 công ty A chuyển mục đích sử dụng tài sản sang cho thuê tòa nhà dưới hình thức các hợp đồng thuê hoạt động. Công ty A đã thuê một đơn vị độc lập định giá lại toa nhà có giá trị hợp lý là 300.000 ngày 1/7/20×2; 295.000 ngày 31/12/20×2 và 285.000 ngày 31/12/20×3. Vào ngày 1/1/20×4, công ty Ađã quyết định bán tòa nhà với giá bán 300.000, chi phí đơn vị mô giới 6.000.

Yêu cầu

  1. Trình bày các bút toán nhật ký đánh giá tổn thất tòa nhà vào ngày 31/12/20×1
  2. Trình bày các bút toán nhật ký liên quan tòa nhà vào ngày 1/7/20×2, 31/12/20×2, 1/1/20×4

Đáp án

  1. Carrying amount 1/1/20X1 = 400.000-80.000-1.600 = 318.400

Depreciation expense in 20X1 = 320.000/16 = 20.000 = 318.400/16 = 19,900

Dr depreciation expense: 19,900

Cr accumulated depreciation: 19,900

Carrying amount 31/12/20×1 = 320.000-1.600- 19,900= 298.500

Value in use= 292.000

Fair value less cost to sale = 300.000-6.000= 294.000

  • Recoverable amount= 294.000

Impairment loss in 20X1= 298.500-294.000 = 4.500 Dr impairment loss: 4.500

Cr- PPE (or Acc Depr/Owner-occupied property: 4.500

CA (sau khi tổn thất) = 298,500- 4,500= 294,000

FV: 300,000

-> Đánh giá lại: 300.000 -294.000= 6.000

Dr- PPE: 6,000

Cr- OCI: 6.000

Chuyển sang BĐSĐT Dr investment property : 300.000 Cr PPE: 300.000

Số dư OCI -> Retain earning (RE): Dr- OCI: 16,000 Cr- RE: 16,000 31/12/20X2 BĐSĐT theo mô hình FV không trích KH

CA: 300,000

FV: 295.000

Dr fair value loss (p/L): 5.000

Cr investment property: 5.000

31/12/20X3

CA: 295,000

FV: 285,000

Giảm 10.000

Dr fair value loss: 10.000

Cr investment property: 10.000 1/1/20X4 Dr cash : 300.000

Cr investment property : 285.000

Cr gain on disposal : 15.000

Dạng bài: Ghi nhận và đo lường ban đầu

Bài tập 1:

Công ty Wendell trao đổi một xe tải cũ và chi thêm $25,500 bằng tiền để lấy một xe tải mới. Xe tải cũ có giá trị ghi sổ là $6,000 (nguyên giá $25,000 và khấu hao lũy kế $19,000), giá trị hợp lý là $7,700. Yêu cầu:

  1. Thực hiện bút toán nhật ký để ghi nhận nghiệp vụ trao đổi. Giả định việc trao đổi có bản chất thương mại
  2. Thực hiện bút toán nhật ký để ghi nhận nghệp vụ trao đổi. Giả định việc trao đổi thiếu bản chất thương mại.

Đáp án:

1. Truck (new): 33,200

Accumulated depreciation: 19,000

Gain: 1,700

Cash: 25,500

Truck (old): 25,500

2. Truck (new): 31,500

Accumulated depreciation: 19,000

Cash: 25,500

Truck (old): 25,000

Câu hỏi trắc nghiệm IAS 16 – Test nhanh kiến thức

Thử sức với bộ câu hỏi trắc nghiệm IAS 16 (đáp án sẽ được mật bí phía bên dưới!)

Câu 1: Chọn câu sai. Chuẩn mực IAS 16 không áp dụng với:

  1. Tài sản sinh học liên quan đến nông nghiệp
  2. Quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên không tái tạo
  3. Tài sản dài hạn giữ để bán
  4. Bất động sản, nhà xưởng

Câu 2: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là những tài sản hữu hình mà:

  1. Được nắm giữ để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho thuêhoặc dùng cho mục đích quản lý và thời gian sử dụng ước tính dưới một kỳ.
  2. Được nắm giữ để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho thuêhoặc dùng cho mục đích quản lý
  3. Được nắm giữ để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho thuêhoặc dùng cho mục đích quản lý và thời gian sử dụng ước tính trên một kỳ
  4. Cả A,B,C đều sai

Câu 3: Giá trị còn lại tài sản được trình bày trên bảng cân đối kế toán được tínhbằng:

  1. Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế – Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị
  2. Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại + Khấu hao lũy kế – Tổn thất lũy kế dotài sản giảm giá trị
  3. Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế + Tổn thất lũy kế dotài sản giảm giá trị
  4. Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại + Khấu hao lũy kế + Tổn thất lũy kế dotài sản giảm giá trị

Câu 4: Giá trị còn lại của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị phải được dừng ghi nhận:

  1. Khi thanh lý
  2. Khi không có lợi ích kinh tế trong tương lai dự kiến thu được từ việc sử dụnghoặc thanh lý tài sản đó.
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 5: Cách ghi nhận sau ban đầu của chuẩn mực IAS 16 và VAS 03

  1. IAS 16 và VAS 03 cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc hoặc đánh giá lạitheo giá trị hợp lý.
  2. IAS 16 cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc hoặc đánh giá lại theo giá trị hợp lý; VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc, chỉ đánh giá lạitrong một số trường hợp hạn chế.
  3. IAS 16 và VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc, chỉ đánh giálại trong một số trường hợp hạn chế
  4. VAS 03 cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc hoặc đánh giá lại theo giá trịhợp lý; IAS 16 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc, chỉ đánh giá lạitrong một số trường hợp hạn chế

Câu 6: Nguyên giá của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị phải được ghi nhận là một tài sản khi và chỉ khi:

  1. Có nhiều khả năng đem lại các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tàisản cho đơn vị
  2. nguyên giá của tài sản này có thể được xác định một cách đáng tin cậy
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 7: Lãi hoặc ln phát sinh từ việc dừng ghi nhận một khoản mục bất động sản,nhà xưởng và thiết bị được xác định:

  1. Giá trị thuần thu được từ thanh lý tài sản – Giá trị còn lại
  2. Giá trị thuần thu được từ thanh lý tài sản
  3. Giá trị thuần thu được từ thanh lý tài sản – Giá trị khấu hao
  4. Nguyên giá – Giá trị khấu hao

Câu 8: Chọn câu sai. Báo cáo tài chính phải thuyết minh cho từng nhóm bất độngsản, nhà xưởng và thiết bị những thông tin sau:

  1. Cơ sở xác định giá trị được sử dụng để xác định giá trị còn lại gộp
  2. Phương pháp khấu hao được sử dụng
  3. Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao được sử dụng
  4. Cả A,B,C đều đúng

Câu 9: Tài sản cố định hữu hình nào không thực hiện trích khấu hao

  1. Nhà xưởng
  2. Đất đai
  3. Thiết bị
  4. Máy bay

Câu 10: Nếu lợi thế thương mại đã được phân bổ cho một đơn vị tạo tiền và đơn vịthanh lý một hoạt động trong đơn vị tạo tiền đó thì lợi thế thương mại liên quan đếnhoạt động bị thanh lý đó phải được:

  1. Bao gồm trong giá trị ghi sổ của hoạt động khi xác định lãi, lỗ thanh lý
  2. Xác định giá trị dựa trên cơ sở các giá trị tương đối của hoạt động bị thanh lývà phần còn lại của đơn vị tạo tiền, trừ khi đơn vị có thể chứng minh rằng cóphương pháp khác tốt hơn để phản ánh lợi thế thương mại liên quan đến hoạtđộng bị thanh lý.
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 11: Khi đánh giá lại làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch dođánh giá giảm đó sẽ được ghi nhận:

  1. Doanh thu trong báo cáo kết quả kinh doanh
  2. Doanh thu trong báo cáo thu nhập toàn diện
  3. Chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh
  4. Chi phí trong báo cáo thu nhập toàn diện

Câu 12: Cách xác định chi phí khấu hao của IAS 16 và VAS 03

  1. VAS 03 yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thành phần trọng yếu của một hạng mục PPE. IAS 16 không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quan trọng của PPEB.
  2. IAS 16 và VAS 03 yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thành phần trọng yếu của một hạng mục PPE.
  3. IAS 16 yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thànhphần trọng yếu của một hạng mục PPE. VAS 03 không quy định rõ chi phíkhấu hao cho mỗi phần quan trọng của PPE
  4. IAS 16 và VAS 03 không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quantrọng của PPE

Câu 13: Giá trị thanh lý của một tài sản là giá trị ước tính mà đơn vị sẽ thu được từviệc thanh lý tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính nếu tài sản đã đến hạnthanh lý hoặc dự kiến hết thời gian sử dụng hữu ích.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 14: Ln do suy giảm giá trị là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của một tài sảnnhỏ hơn giá trị có thể thu hồi của nó.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 15: Nếu một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được đánh giá lại,toàn bộ loại bất động sản, nhà xưởng và thiết bị mà tài sản đó thuộc về phải đượcđánh giá lại.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 16: Khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (PPE) đủ điều kiện để đượcghi nhận là tài sản phải được xác định giá trị theo:

  1. Nguyên giá
  2. Giá trị hợp lý
  3. Giá trị thanh lý
  4. Giá trị có thể thu hồi

Giải thích: Theo IAS 16 đoạn15: Một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đủđiều kiện để được ghi nhận là tài sản phải được xác định giá trị theo nguyên giá của nó.

Câu 17: Theo IAS 16 nguyên giá của PPE được xác định dựa trên các tiêu chí:

  1. Giá mua
  2. Chi phí liên quan trực tiếp, chi phí tháo dỡ, di dời
  3. Giá mua, chi phí liên quan trực tiếp và chi phí tháo dỡ, di dời
  4. Giá mua, chi phí quảng cáo, chi phí giới thiệu sản phẩm mới, chi phí tháo dỡ, di dời

Câu 18: Cách để đo lường giá trị của tài sản sau khi ghi nhận ban đầu

  1. Mô hình giá gốc (Cost Model)
  2. Mô hình đánh giá lại (Revalution Model)
  3. A và B đều đúng
  4. A và B đều sai

Câu 19: Cơ sở để đánh giá lại là?

  1. Giá trị hợp lý
  2. Giá trị thặng dư
  3. Giá trị thâm hụt
  4. Cả 3 đáp án đều sai

Giải thích: Theo IAS 16.31: Sau khi được ghi nhận là một tài sản, bất động sản, nhàxưởng và thiết bị có giá trị hợp lý có thể xác định được một cách đáng tin cậy phải đượcphản ánh theo giá trị được đánh giá lại, đó là giá trị hợp lý của tài sản đó tại ngày đánhgiá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản lũy kế sau ngày đánh giá.

Câu 20: Một thiết bị có nguyên giá là 15.000 USD, giá trị thanh lý là 150 USD, thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm. Tính chi phí khấu hao năm thứ 1 theo phương pháp đường thẳng.

  1. 2.450 USD
  2. 2.970 USD
  3. 3.250 USD
  4. 2.500 USD

Giải thích:

Giá trị tính khấu hao = 15.000 – 150 = 14.850 USD

Chi phí khấu hao = 14.850/5 = 2.970 USD

Câu 21: Điều kiện để áp dụng theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

  1. TSCĐ được đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
  2. Máy móc, thiết bị, dụng cụ đo lường, thí nghiệm
  3. TSCĐ có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh
  4. Tất cả các điều kiện trên

 Câu 22: Thời gian sử dụng hữu ích của 1 thiết bị là thời gian sử dụng thực tế của thiết bị đó

  1. Đúng
  2. Sai

Giải thích: Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life): là khoảng thời gian ước tính tài sản có thể sử dụng hoặc số lượng sản phẩm dự tính sẽ sản xuất được từ việc sử dụng tài sản của đơn vị.

Câu 23: Giá trị có thể thu hồi là gì?

  1. Là giá trị cao hơn giữa phần giá trị hợp lý của tài sản trừ cho phí để bán và giá trị sử dụng.
  2. Là giá trị thấp hơn giữa phần giá trị hợp lý của tài sản trừ chi phí để bán và giá trị sử dụng
  3. Là chênh lệch giữa phần giá trị hợp lý của tài sản trừ chi phí để bán và giá trị sử dụng
  4. A, B đều đúng

Giải thích: Theo IAS 16 đoạn 6: Giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá trị hợplý của tài sản  trừ đi chi phí bán và giá trị sử dụng của tài sản đó.

Câu 24: Ln do suy giảm giá trị là gì?

  1. Là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của một tài sản lớn hơn giá trị có thu hồi của nó.
  2. Là giá trị mà một đơn vị dự kiến sẽ nhận được khi thanh lý tài sản vào cuối thời gian sửdụng hữu ích của tài sản đó, sau khi trừ đi chi phí thanh lý.
  3. Là chênh lệch giữa phần giá trị hợp lý của tài sản trừ chi phí để bán và giá trị sửdụng.
  4. A, B đều đúng

Giải thích: Theo IAS 16 đoạn 6: Lỗ do suy giảm giá trị là phần chênh lệch giữa giá trịcòn lại của một tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của nó.

Câu 25: Sự suy giảm giá trị hoặc tổn thất của các khoản mục PPE, các khoản bồi thườngliên quan hoặc các khoản chi trả bồi thường từ bên thứ ba và bất kỳ giao dịch mua hoặcxây dựng tài sản thay thế nào sau đó đều là các sự kiện kinh tế chung và được hạch toánchung.

  1. Đúng
  2. Sai

Giải thích: Theo IAS 16 đoạn 66: Sự suy giảm giá trị hoặc tổn thất của các khoản mục bấtđộng sản, nhà xưởng và thiết bị, các khoản bồi thường liên quan hoặc các khoản chi trả bồithường từ bên thứ ba và bất kỳ giao dịch mua hoặc xây dựng tài sản thay thế nào sau đó đều làcác sự kiện kinh tế riêng biệt.

Câu 26: Giá trị còn lại của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị phải được dừng ghi nhận khi:

  1. Thanh lý
  2. Không có lợi ích kinh tế trong tương lai dự kiến thu được từ việc sử dụng hoặc thanh lý tài sản đó
  3. Lợi ích kinh tế thu được trong tương lai của tài sản giảm
  4. A và B đúng

Giải thích: Theo IAS 16,67-71: Một tài sản bị loại khỏi báo cáo tài chính khi thanh lýhoặc ngừng sử dụng và không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai từ sự thanh lý của nó.Khoản lãi hoặc lỗ khi thanh lý là chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền ghi sổ và nênđược ghi nhận vào lãi và lỗ.

Câu 27: Những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó DN muốn bán tài sản đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn là hoạt động:

  1. Đánh giá lại tài sản
  2. Thanh lý, nhượng bán
  3. Đầu tư tài chính
  4. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 28: Một tài sản bị loại khỏi báo cáo tài chính khi thanh lý hoặc ngừng sử dụngvà không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai từ sự thanh lý của nó. Khoản lãi hoặcln khi thanh lý là chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền ghi sổ và không nhấtthiết phải ghi nhận vào lãi và ln.

  1. Đúng
  2. Sai

Giải thích: Theo IAS 16,67-71: Một tài sản bị loại khỏi báo cáo tài chính khi thanh lýhoặc ngừng sử dụng và không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai từ sự thanh lý của nó.Khoản lãi hoặc lỗ khi thanh lý là chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền ghi sổ và nênđược ghi nhận vào lãi và lỗ.

Câu 29: Trên báo cáo tài chính cần phải trình bày:

  1. Sự tồn tại và giá trị của những hạn chế về quyền sở hữu và bất động sản, nhà xưởng vàthiết bị được cầm cố như là một khoản bảo đảm cho các khoản nợ;
  2. Giá trị các cam kết theo hợp đồng cho việc mua sắm PPE
  3. Các chi phí được ghi nhận trong giá trị còn lại của một bất động sản, nhà xưởng và thiếtbị trong quá trình xây dựng
  4. Cả A,B,C đều đúng

Câu 30: Báo cáo tài chính phải thuyết minh cho từng nhóm PPE những thông tin sau:

  1. Cơ sở xác định giá trị được sử dụng để xác định giá trị còn lại gộp
  2. Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao được sử dụng
  3. A và B đều đúng
  4. A và B đều sai

Đáp án phần trắc nghiệm IAS 16

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 16 A
2 C 17 C
3 A 18 C
4 C 19 A
5 B 20 B
6 C 21 D
7 A 22 B
8 D 23 A
9 B 24 A
10 C 25 B
11 C 26 D
12 C 27 B
13 A 28 B
14 B 29 D
15 A 30 C