Hóa đơn viết sai đơn giá, số lượng, tiền thuế và thuế… hay tên công ty, địa chỉ, mã số thuế đã được Kế Toán Việt Hưng chia sẻ các xử lý cụ thể TT 39/2014/TT-BTC và các công văn hướng dẫn các trường hợp đặc biệt khác tại bài viết: Cách xử lý khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng.
Còn ở bài này, Kế Toán Việt Hưng cũng vẫn sẽ hướng dẫn các bạn xử lý tình huống khi viết sai hóa đơn nhưng ở một trường hợp đặc biệt hơn, đó là sai ở dòng tổng tiền thanh toán (do cộng tổng sai) so với số liệu ở cột thành tiền nên dẫn đến dòng số tiền viết bằng chữ cũng sai.
Cách xử lý:
1. Nếu hóa đơn viết sai đó chưa được dùng để kê khai thuế GTGT thì các bạn chỉ cần lập biên bản thu hồi, rồi xuất hóa đơn khác thay thế là xong.
2. Nếu hóa đơn của các bạn bị ghi sai tổng số tiền thanh toán bằng số và bằng chữ nhưng mà đã kê khai thuế trên tờ khai thuế thì các bạn vẫn thực hiện như hướng dẫn tại Tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định xử lý đối với hóa đơn đã lập.
Cụ thể: Bên bán và bên mua sẽ lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và sau đó bên bán suất hóa đơn điều chỉnh. Trên hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ điều chỉnh tăng (hoặc giảm) tổng số tiền thanh toán đã ghi trên hóa đơn số… ký hiệu… ngày… tháng… năm…
(Chú ý: hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm).
Dưới đây, Công ty Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn lập hóa đơn điều chỉnh trong từng trường hợp cụ thể khi hóa đơn viết sai đã kê khai thuế:
1. Xử lý hóa đơn viết sai dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”
Trường hợp 1: Điều chỉnh giảm tổng thanh toán:
Ngày 21/03/2021, công ty Việt Hưng bán điều hòa cho công ty Hà Yến
Ghi rõ sai sót:
+ Tổng tiền thanh toán đã viết sai: 10.880.000
+ Tổng tiền thanh toán đúng: 10.780.000
=> Số tiền chênh lệch đã viết cao hơn: 10.880.000 – 10.780.000 = 100.000
Kê khai thuế: với hóa điều chỉnh số 0006046 này:
+ Bên bán sẽ kê khai âm vào bảng kê bán ra hoặc kê giảm tại chỉ tiêu số 32 trên tờ khai số 01/GTGT
+ Bên mua sẽ kê khai âm vào bảng kê mua vào hoặc kê khai giảm tại chỉ tiêu 23 trên tờ khai số 01/GTGT
Trường hợp 2: Điều chỉnh tăng tổng thanh toán:
Ngày 25/03/2021, công ty Việt Hưng bán điều hòa cho công ty Thành Long
Ghi rõ sai sót:
+ Tổng tiền thanh toán đã viết sai: 16.160.000
+ Tổng tiền thanh toán đúng: 17.160.000
=> Số tiền chênh lệch đã viết thấp hơn:17.160.000 – 16.160.000 = 1.000.000
=> Vì hóa đơn viết sai thấp hơn nên cần điều chỉnh tăng
+ Bên bán sẽ kê khai tăng doanh số tại bảng kê bán ra hoặc kê tăng tại chỉ tiêu số 32 trên tờ khai số 01/GTGT
+ Bên mua sẽ kê khai tăng giá trị mua vào vào bảng kê mua vào hoặc kê khai tăng tại chỉ tiêu 23 trên tờ khai số 01/GTGT
2. Xử lý hóa đơn viết sai dòng “Số tiền viết bằng chữ”
Có thể là do sai chính tả hoặc sai thông tin so với số tiền tại dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”
Ví dụ:
Ngày 28/02/2021, Công ty Việt Hưng bán hàng cho công ty Bông Hồng Xanh
đã xuất hóa đơn số 0006009, ký hiệu TU/21P với nội dung như sau:
Ngày 08/5/2021, hai bên phát hiện ra hóa đơn có sai sót về số tiền viết bằng chữ
Vì hóa đơn đã kê khai thuế nên 2 bên đã lập biên bản điều chỉnh hóa đơn ghi nhận sai sót như sau:
Nội dung viết sai: Dòng số tiền viết bằng chữ đã ghi là: Chín triệu tám trăm nghìn đồng
Nay điều chỉnh về thành: Tám triệu chín trăm nghìn đồng
và bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh như sau:
Vì hóa đơn này không làm ảnh hưởng đến số tiền thuế nên bên bán và bên mua sẽ không phải kê khai thuế GTGT cho hóa đơn này
2 bên lưu trữ hóa đơn điều chỉnh và biên bản điều chỉnh, kẹp cùng với hóa đơn viết sai số 0006009 để giải trình với CQT khi có yêu cầu