Thẻ quầy hàng theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Để theo dõi hàng hóa tại kho của doanh nghiệp, kế toán cần viết Thẻ quầy hàng

Cách viết Thẻ quầy hàng theo thông tư 133/2016/TT-BTC

– Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc đóng dấu cơ quan vào góc trên bên trái.

– Ghi số thẻ.                                                  

– Ghi rõ tên hàng, quy cách, đơn vị tính và đơn giá của hàng hóa.

Mỗi thẻ quầy hàng theo dõi một mặt hàng, không ghi những mặt hàng khác nhau về quy cách, phẩm chất vào cùng một thẻ.

– Cột A, B: Ghi ngày, tháng và tên người bán hàng trong ngày (ca).

– Cột 1: Ghi số lượng hàng hóa tồn đầu ngày (ca).

– Cột 2: Ghi số lượng hàng hóa từ kho nhập vào quầy trong ngày (ca).

– Cột 3: Ghi số lượng hàng hóa nhập trong ngày (ca) từ những nguồn khác không qua kho của đơn vị.

– Cột 4: Ghi tổng số lượng hàng hóa có trong ngày (ca).

– Cột 5: Ghi số lượng hàng hóa xuất bán trong ngày (ca).

– Cột 6: Ghi số tiền thu được của số hàng hóa bán trong ngày (ca).

– Cột 7, 8: Ghi số lượng và giá trị hàng hóa xuất ra vì các mục đích khác không phải bán trong ngày (ca).

– Cột 9: Ghi số lượng hàng tồn lại quầy hàng vào cuối ngày (ca).

Cuối tháng cộng thẻ quầy hàng để lập báo cáo bán hàng.

Thẻ này do người bán hàng giữ và ghi hàng ngày (ca), trước khi sử dụng phải đăng ký với kế toán.