Những chi phí trả trước được phản ánh trong tài khoản kế toán (381) về tài sản khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những gì?

Những chi phí trả trước được phản ánh trong tài khoản kế toán (381) về tài sản khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những gì?

Cho tôi hỏi là những chi phí trả trước được phản ánh trong tài khoản kế toán (381) về tài sản khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những gì? Việc tính và phân bổ chi phí trả trước của tổ chức tài chính vi mô vào chi phí từng kỳ kế toán được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh N.V.T đến từ Thừa Thiên Huế.

Những chi phí trả trước được phản ánh trong tài khoản kế toán (381) về tài sản khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những gì?

Tài khoản kế toán (381) về tài sản khác của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các tài sản khác như: chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán; và các tài sản khác chưa được phản ánh vào các tài khoản thích hợp. (điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 31/2019/TT-NHNN)

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:

Tài khoản 381- Tài sản khác

1. Nguyên tắc kế toán:

b) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước gồm:

– Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, văn phòng làm việc và TSCĐ khác) phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều kỳ kế toán;

– Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà TCTCVM mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;

– Công cụ, dụng cụ liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;

– Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn TCTCVM không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;

– Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ;

– Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động của nhiều kỳ kế toán;

– Tài sản khác ngoài các khoản nói trên

Như vậy, những nội dung được phản ánh là chi phí trả trước trong tài khoản kế toán về tài sản khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:

– Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động tài sản cố định (quyền sử dụng đất, văn phòng làm việc và tài sản cố định khác) phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều kỳ kế toán;

– Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà tổ chức tài chính vi mô mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;

– Công cụ, dụng cụ liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;

– Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh một lần có giá trị lớn tổ chức tài chính vi mô không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, phân bổ tối đa không quá 3 năm;

– Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ;

– Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động của nhiều kỳ kế toán;

– Tài sản khác ngoài các khoản nói trên.

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước của tổ chức tài chính vi mô vào chi phí từng kỳ kế toán được quy định như thế nào?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:

Tài khoản 381- Tài sản khác

1. Nguyên tắc kế toán:

c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý và tuân thủ theo quy định của pháp luật;

d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

Như vậy, tổ chức tài chính vi mô khi tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

Tài khoản kế toán nào của tổ chức tài chính vi mô phản ánh về các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ?

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:

Tài khoản 3812- Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ

1. Nguyên tắc kế toán:

Tài khoản 3812- Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ như sửa chữa, bảo dưỡng tài sản bảo đảm nợ, chi phí quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ và các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ khác theo quy định.

Bên Nợ: – Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ phát sinh.

Bên Có: – Số tiền thu hồi chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ chưa thu được.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản bảo đảm nợ.

Tài khoản 3813- Chi phí chờ phân bổ

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán.

Bên Nợ: – Chi phí chờ phân bổ phát sinh trong kỳ.

Bên Có: – Chi phí chờ phân bổ được phân bổ vào chi phí trong kỳ.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh các khoản chi phí chờ phân bổ chưa phân bổ vào chi phí.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí chờ phân bổ.

Như vậy, tài khoản kế toán (3812) về chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ như sửa chữa, bảo dưỡng tài sản bảo đảm nợ, chi phí quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ và các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ khác theo quy định.