Ngày Doanh nhân Việt Nam có từ khi nào? Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tổ chức thế nào?

Ngày Doanh nhân Việt Nam có từ khi nào? Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tổ chức thế nào? Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 ai được nghỉ làm? Mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?

Ngày Doanh nhân Việt Nam có từ khi nào? Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tổ chức thế nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004:

Hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Và Điều 2 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 có quy định như sau:

Việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu sau đây:

– Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

– Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Theo đó, ngày 20/09/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 990/QĐ-TTg và lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Và năm 2024 là Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2024).

Cũng theo quy định trên khi tổ chức kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam cần phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu sau đây :

– Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

– Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Ngày Doanh nhân Việt Nam có từ khi nào? Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tổ chức thế nào?

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 ai được nghỉ làm?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đồng thời, căn cứ Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008:

Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Và Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

Theo các quy định trên thì Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 không thuộc các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương.

Bên cạnh đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức thì chế độ nghỉ cũng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Đối với ngày nghỉ của học sinh, sinh viên thì sẽ căn cứ vào ngày nghỉ của viên chức (giáo viên) để xác định.

Tuy nhiên, năm 2024 Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 rơi vào Chủ nhật, chính vì vậy mà những đối tượng nào có ngày nghỉ hàng tuần rơi vào Chủ nhật đều được nghỉ làm hưởng nguyên lương.

Mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?

Căn cứ Mục 2 Phần II Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030

Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

2.3. Tầm nhìn đến năm 2045

Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đồng thời, phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.