Mục đích của việc lập Báo cáo tài chính bộ phận là gì? Cấu trúc của Báo cáo tài chính bộ phận ra sao?

Mục đích của việc lập Báo cáo tài chính bộ phận là gì? Cấu trúc của Báo cáo tài chính bộ phận ra sao?

Mục đích của việc lập Báo cáo tài chính bộ phận là gì? Cấu trúc của Báo cáo tài chính bộ phận ra sao? Báo cáo tài chính bộ phận được phân loại như thế nào? Căn cứ dùng để phân loại? Câu hỏi của anh A (Vinh).

Mục đích của việc lập Báo cáo tài chính bộ phận là gì? Cấu trúc của Báo cáo tài chính bộ phận ra sao?

Căn cứ Mục 1 Chuẩn mực kế toán số 28 Ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định về Báo cáo tài chính bộ phận như sau:

01. Mục đích của Chuẩn mực này là quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính:

a) Hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp;

b) Đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; và

c) Đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cung cấp các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng trưởng, triển vọng và rủi ro khác nhau. Thông tin về các loại sản phẩm, dịch vụ tại các khu vực địa lý khác nhau được gọi là thông tin bộ phận. Thông tin bộ phận cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có cơ sở ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Thông tin bộ phận cũng cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày đầy đủ hơn báo cáo tài chính năm phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

03. Báo cáo tài chính bộ phận cũng bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính như quy định trong Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.

Theo đó, mục đích của việc lập Báo cáo tài chính bộ phận là nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính:

– Hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp;

– Đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; và

– Đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp.

Đồng thời, Báo cáo tài chính bộ phận cũng bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính như quy định trong Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.

Báo cáo tài chính bộ phận được phân loại như thế nào? Căn cứ dùng để phân loại?

Căn cứ Mục 24 Chuẩn mực kế toán số 28 Ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định như sau:

XÁC ĐỊNH CÁC BỘ PHẬN PHẢI BÁO CÁO

Báo cáo chính yếu và thứ yếu

24. Tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của một doanh nghiệp là căn cứ chủ yếu để xác định báo cáo bộ phận chính yếu (báo cáo đối với bộ phận chính yếu) được lập theo lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý. Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bị tác động chủ yếu bởi những khác biệt về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đó sản xuất ra thì báo cáo chính yếu phải căn cứ vào thông tin về lĩnh vực kinh doanh và báo cáo thứ yếu (báo cáo đối với bộ phận thứ yếu) căn cứ vào thông tin về khu vực địa lý. Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bị tác động chủ yếu do doanh nghiệp hoạt động tại nhiều khu vực địa lý khác nhau thì báo cáo chính yếu phải căn cứ vào thông tin về khu vực địa lý và báo cáo thứ yếu phải căn cứ vào thông tin về lĩnh vực kinh doanh.

Theo quy định này thì Báo cáo bộ phận được phân loại thành Báo cáo bộ phận chính yếu và Báo cáo bộ phận thứ yếu, trong đó căn cứ dùng để phân loại là dựa trên tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của một doanh nghiệp.

Đối với các hoạt động có quy trình sản xuất khép kín có bắt buộc phải lập Báo cáo tài chính bộ phận không?

Tại Mục 38 Chuẩn mực kế toán số 28 Ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định như sau:

38. Chuẩn mực này khuyến khích nhưng không bắt buộc việc lập báo cáo bộ phận cho các hoạt động có quy trình sản xuất khép kín.

39. Nếu báo cáo tài chính nội bộ coi các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất khép kín là một bộ phận kinh doanh riêng biệt nhưng báo cáo ra bên ngoài không trình bày là bộ phận kinh doanh riêng biệt thì bộ phận bán hàng được kết hợp với bộ phận mua để thành bộ phận báo cáo ra bên ngoài, trừ khi không thể thực hiện được.

40. Một bộ phận được báo cáo trong năm trước vì đạt ngưỡng 10% nhưng năm hiện tại không đạt ngưỡng 10% thì vẫn là bộ phận phải báo cáo trong năm hiện tại, nếu Ban Giám đốc đánh giá bộ phận này vẫn có tầm quan trọng trong năm tiếp theo.

Như vậy, đối với các hoạt động có quy trình sản xuất khép kín thì chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc phải lập Báo cáo tài chính bộ phận.