1. Hợp Đồng Thử Việc Là Gì?
Hợp đồng thử việc được hiểu là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử. Nội dung của thỏa thuận bao gồm các vấn đề về việc làm thử, thời gian làm, quyền và nghĩa vụ mà mỗi bên nhận được và phải thực hiện trong thời gian quy định.
– Hợp đồng thử việc tiếng Anh là gì? – Hợp đồng thử việc trong tiếng Anh là “Probationary contract“
2. Có Bắt Buộc Phải Ký Hợp Đồng Thử Việc Không?
– Không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc, tuy nhiên nên có hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên
3. Quy Định Về Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất
– Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận các vấn đề liên quan đến thử việc thông qua hai hình thức như sau:
- Hợp đồng lao động
- Giao kết hợp đồng thử việc
– Trong thời gian thử việc, các bên có quyền hủy bỏ hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không cần bồi thường
– Về thời gian thử việc:
- Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, Luật doanh nghiệp, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì thời gian thử việc không quá 180 ngày
- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn và kỹ thuật từ cấp cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày
- Đối với các công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn và kỹ năng từ trung cấp, nhân viên nghiệp vụ hoặc công nhân kỹ thuật thì có thời gian thử việc không quá 30 ngày
- Đối với các công việc khác thời gian thử việc không quá 6 ngày
– Về tiền lương, sẽ do hai bên thỏa thuận tuy nhiên không được ít hơn 85% mức lương của công việc đó
– Người lao động trong thời gian thử việc không bắt buộc phải đóng BHXH
– Người lao động thử việc đạt yêu cầu trong các trường hợp sau:
- Người sử dụng lao động tiếp tục gia hạn hợp đồng với người lao động
- Tiếp tục thực hiện giao kết hợp đồng đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc
– Người lao động không đạt yêu cầu thử việc trong trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết
– Về thời gian làm việc:
+ Người lao động được đảm bảo về thời gian không quá 8 giờ/ ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian tăng ca không vượt mức quy định cho phép.
+ Người lao động được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: nếu làm việc ban ngày được nghỉ ít nhất là 30 phút, nếu làm việc ban đêm được nghỉ ỉt nhất 45 phút (nếu làm việc theo ca liên tục trên 6 giờ đồng hồ thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc)
– Về chế độ nghỉ của người lao động trong thời gian thử việc:
+ Nghỉ hàng năm: Theo pháp luật quy định, nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi đã hết thời gian nghỉ việc thì thời gian thử việc đó sẽ được tính hưởng phép năm
+ Nghỉ lễ, tết: Theo pháp luật quy định, người lao động trong kì thử việc cũng được hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, tết.
4. Những Nội Dung Phải Có Trong Hợp Đồng Lao Động
– Họ và tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động
– Họ và tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, giới tính, số CMND/CCCD của người lao động
– Công việc và địa điểm làm việc
– Thời gian làm việc cùng với thời gian nghỉ ngơi
– Trang bị bảo hộ cần biết dành cho người lao động (nếu có)
5. Mẫu Hợp Đồng Thử Việc
Bạn gửi mail và hòm thư cskh@ketoanviethung.vn hoặc liên hệ zalo 0988680223 để trung tâm gửi bạn mẫu hợp đồng thử việc nhé.
6. Giải Đáp Một Số Câu Hỏi Về Hợp Đồng Thử Việc
6.1. Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo điều 29 cho biết, khi người lao động đạt yêu cầu thử việc thì người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người lao đồng. Từ đó cho thấy hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.
6.2. Hợp đồng thử việc tối đa bao nhiêu tháng?
Theo pháp luật quy định, hợp đồng thử việc có thể kéo dài tối đa 3 tháng.
6.3. Hợp đồng thử việc có phải đóng thuế TNCN không?
Theo Điều 2 Thông tư 111 quy định, các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương của người lao động được xac định là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, tiền lương từ hợp đồng thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
6.4. Hợp đồng thử việc có đóng BHXH không?
Người đang trong quá trình thử việc không phải đóng BHXH. Theo pháp luật Việt Nam quy định, người lao động là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam buộc phải tham gia BHXH nếu thuộc các đối tượng sau:
– Người lao động ký kết hợp động lao động xác định thời gian hoặc không xác định thời gian
– Người lao động theo thời vụ hoặc có lao động trong thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi.
– Người lao động có thời hạn làm việc từ 1 tháng đến 3 tháng theo hợp đồng lao động
6.5. Hợp đồng thử việc được ký mấy lần?
Theo pháp luật quy định không cấm người lao động thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp, công ty. Vì vậy người lao động và người sử dụng lao động có thể ký hợp đồng thử việc 2 lần với hai công việc khác nhau.