Mẫu cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng là mẫu nào? Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng là gì?



Mẫu cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng là mẫu nào? Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng là gì? Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng bao gồm nội dung gì?



Mẫu cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng là mẫu nào?

Mẫu cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:

Tải về Mẫu cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng

Mẫu cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng là mẫu nào?

Mẫu cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng là mẫu nào? (hình từ internet)

Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng bao gồm nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng như sau:

Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng

1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 như sau:

Bản cáo bạch

1. Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:

a) Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);

b) Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;

c) Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này;

d) Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

Theo đó, nội dung bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

– Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);

– Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;

– Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán 2019;

– Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng là gì?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì để chào bán trái phiếu ra công chúng phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

– Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

– Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

– Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

– Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019;

– Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;

– Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

– Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

Theo đó, tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:

+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc

+ Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.