Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?



Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?



Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

Tại Điều 80 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động

1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, người lao động tham gia ý kiến đóng góp với người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước để kịp thời khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý; ngăn ngừa tiêu cực, vi phạm pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đóng góp giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp.

2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

– Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, người lao động tham gia ý kiến đóng góp với người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước để kịp thời khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý; ngăn ngừa tiêu cực, vi phạm pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đóng góp giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp.

– Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.

– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

Người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức nào?

Tại Điều 76 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định các hình thức người lao động kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

(1) Người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua:

– Hoạt động lao động, sản xuất, sinh hoạt của người lao động ở doanh nghiệp

– Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, người lao động khác trong doanh nghiệp

– Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của doanh nghiệp hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung người lao động đã bàn và quyết định

– Tham dự hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, các hoạt động hội họp, sinh hoạt tập thể khác tại nơi làm việc.

(2) Người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

Người lao động kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước qua những nội dung nào?

Tại Điều 75 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về nội dung người lao động kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua những nội dung sau:

(1) Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.

(2) Người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của doanh nghiệp.