Mẫu Biên bản công khai và bàn giao dự thảo biên bản kiểm tra thuế mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Mẫu Biên bản công khai và bàn giao dự thảo biên bản kiểm tra thuế mới nhất theo mẫu số 13/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC
Tải về Mẫu Biên bản công khai và bàn giao dự thảo biên bản kiểm tra thuế mới nhất
Dự thảo Biên bản kiểm tra thuế được lập khi nào?
Theo khoản 5 Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
…
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
…
đ) Biên bản kiểm tra thuế
đ.1) Kết thúc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, Đoàn kiểm tra lập dự thảo Biên bản kiểm tra theo mẫu số 12/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế để có ý kiến, giải trình. Ý kiến, giải trình của người nộp thuế phải được lưu cùng dự thảo biên bản (nếu có). Biên bản công khai dự thảo Biên bản kiểm tra lập theo mẫu số 13/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Việc có ý kiến giải trình, hoàn thiện và ký Biên bản kiểm tra giữa Đoàn kiểm tra với người nộp thuế phải được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn có ý kiến thì được ghi tại Biên bản hoặc lưu cùng Biên bản đã ký. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng (bao gồm cả dấu riêng, giáp lai giữa các trang của biên bản).
đ.2) Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến thì ghi nhận tại biên bản. Khi có văn bản trả lời thì Đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế theo mẫu số 14/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để xử lý theo quy định của pháp luật.
đ.3) Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra khi hết thời hạn theo quy định thì Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính về việc không ký biên bản, báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra.
…
Như vậy, việc lập dự thảo Biên bản kiểm tra thuế được thực hiện khi kết thúc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Theo đó, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập dự thảo Biên bản kiểm tra và công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế để có ý kiến, giải trình.
Nguyên tắc kiểm tra thuế là gì?
Theo Điều 107 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
2. Tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
4. Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguyên tắc kiểm tra thuế bao gồm:
– Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế.
– Tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
– Khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra.
– Việc kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.