Mẫu báo cáo thu nộp Đảng phí mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu báo cáo thu nộp Đảng phí mới nhất ở đâu?
Mẫu báo cáo thu nộp Đảng phí mới nhất hiện nay được quy định theo Công văn Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 tại đây hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 chế độ đảng phí.
Theo đó, Mẫu báo cáo thu nộp Đảng phí mới nhất hiện nay được quy định như sau:
Tải Mẫu báo cáo thu nộp Đảng phí mới nhất hiện nay tại đây.
Hướng dẫn ghi mẫu báo cáo thu nộp Đảng phí mới nhất như sau:
Báo cáo, thu nộp đảng phi mẫu số B01/ĐP là báo cáo dùng cho chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở trở lên để bảo cáo cấp trên về tổng số đảng viên, số thu, số trích giữ lại, số nộp đảng phi lên cấp trên trong kỳ báo cáo.
Cột A, B, C, D, E: Ghi số thứ tự, chi tiêu, đơn vị tính, mã số và nội dung. cần ghi thêm cần làm rõ (ghi vào cột ghi chủ).
Cột 1: Ghi số liệu tương ứng với các chỉ tiêu dòng.
– Đối với chỉ bộ cơ sở:
* Dòng tổng số đảng viên có mặt đến cuối kỳ lấy số thứ tự cuối cùng của cột A phần I số thu nộp đảng phi để ghi.
+ Các dòng cồn lại (số tiền đảng phi đã thủ, số tiền đảng phi trích giữ lại, số tiền đảng phi nộp cấp trên), căn cứ vào các chỉ tiêu của phần II số thu, nộp đảng phi S01/ĐP để ghi vào.
– Đối với đảng bộ cơ sở trở lên, căn cứ vào các chỉ tiêu tương ứng của phần II số tổng hợp thu, nộp đảng phi SO2/ĐP để lập báo cáo.
Quản lý và sử dụng đảng phí như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 có nêu rõ như sau:
Quản lý và sử dụng đảng phí
2.1- Đảng phí được trích để lại ở cấp nào được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng ở cấp đó. Đối với cấp ủy huyện, quận, thị; tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy Quân sự Trung ương, Công an Trung ương và cơ quan tài chính đảng ở Trung ương, số thu đảng phí được trích giữ lại không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mà được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp đó; quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp ủy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp ủy đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.
2.2- Các cấp ủy có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của cấp mình và toàn đảng bộ, lập báo cáo gửi lên cấp ủy cấp trên. Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của toàn Đảng, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Theo đó, việc quản lý và sử dụng đảng phí được thực hiện theo quy định trên.
Đối tượng nào phải thực hiện đóng đảng phí?
Tại Tiểu mục 1 Mục A Quy định về chế độ đảng phí Ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định chung như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
1- Đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Căn cứ để tính đóng đảng phí của đảng viên là thu nhập hằng tháng của đảng viên.
…
Bên cạnh đó, tại Tiểu mục 1 Mục B Quy định về chế độ đảng phí Ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định về đối tượng đóng đảng phí như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.
5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.
5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.
…
Theo quy định trên, đối tượng đóng đảng phí theo quy định bao gồm:
– Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
– Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
– Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…
– Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.