Kế toán trưởng của doanh nghiệp bắt buộc phải có trình độ từ đại học trở lên đúng không? Có trường hợp nào ngoại lệ không?

Kế toán trưởng của doanh nghiệp bắt buộc phải có trình độ từ đại học trở lên đúng không? Có trường hợp nào ngoại lệ không?

Chị nghe nói là muốn làm kế toán trưởng của công ty, doanh nghiệp thì phải có trình độ từ đại học trở lên đúng không em? Có trường hợp nào ngoại lệ không? Câu hỏi của chị N.T.Q.H từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Kế toán trưởng của doanh nghiệp bắt buộc phải có trình độ từ đại học trở lên đúng không? Có trường hợp nào ngoại lệ không?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng như sau:

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán

2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:

g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;

h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;

i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;

k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:

e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;

h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

Theo đó, Kế toán trưởng của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đều phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên.

Tuy nhiên, đối với Kế toán trưởng của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng thì chỉ yêu cầu phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

Lưu ý: Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.

Doanh nghiệp chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì có được thuê dịch vụ làm kế toán trưởng không?

Trường hợp doanh nghiệp chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng được quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP như sau:

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán

1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

2. Phụ trách kế toán:

a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì có thể bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định.

Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Kế toán trưởng có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của kế toán trưởng được quy định tại Điều 55 Luật Kế toán 2015 như sau:

Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;

b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;

c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:

a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;

Theo đó, Kế toán trưởng có các trách nhiệm sau đây:

– Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;

– Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015;

– Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.