IFRS 11 – Thỏa thuận chung

IFRS 11 (International Financial Reporting Standard 11) Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành cung cấp hướng dẫn kế toán liên quan đến hợp nhất và liên doanh. Chuẩn mực này được ban hành vào năm 2011 và có hiệu lực vào năm 2013 thế nhưng vẫn còn lạ lẫm đối với nhiều kế toán Việt Nam. Hãy cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có thể áp dụng hiệu quả vào phân phân tích báo cáo tài chính nhé!

Tổng quan 

IFRS 11 được ban hành vào tháng 5 năm 2011 và áp dụng cho các kỳ báo cáo thường niên bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2013. 

IFRS 11 Thỏa thuận chung phác thảo cách kế toán của các đơn vị cùng kiểm soát một thỏa thuận. Đồng kiểm soát bao gồm việc chia sẻ quyền kiểm soát theo thỏa thuận theo hợp đồng và các thỏa thuận đồng kiểm soát được phân loại là liên doanh (thể hiện một phần tài sản thuần và vốn chủ sở hữu) hoặc hoạt động chung (thể hiện quyền đối với tài sản và nghĩa vụ đối với nợ phải trả, được hạch toán tương ứng).

Mục tiêu

Mục tiêu của IFRS 11 này là thiết lập các nguyên tắc cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích trong các thỏa thuận được kiểm soát chung (các thỏa thuận chung).

Đáp ứng mục tiêu

Để đáp ứng mục tiêu trong đoạn 1, IFRS 11 định nghĩa kiểm soát chung và yêu cầu một đơn vị là một bên tham gia thỏa thuận chung xác định loại thỏa thuận chung mà đơn vị đó tham gia bằng cách đánh giá các quyền và nghĩa vụ của mình và kế toán các quyền và nghĩa vụ đó phù hợp với loại thỏa thuận chung tương ứng.

Phạm vi

IFRS 11 phải được bởi tất cả các đơn vị là một bên tham gia thỏa thuận chung áp dụng.

Thỏa thuận chung

Một thỏa thuận chung là một thỏa thuận trong đó hai hoặc nhiều bên có kiểm soát chung.

Một sự thỏa thuận chung có các đặc điểm sau:

a) Các bên bị ràng buộc bởi một thỏa thuận hợp đồng (xem đoạn B2-B4).

b) Thỏa thuận hợp đồng này cho phép hai hoặc nhiều bên trong số các bên đó kiểm soát chung thỏa thuận (xem đoạn 7-13).

Một thỏa thuận chung có thể thuộc một trong hai loại là một hoạt động chung hoặc một liên doanh.

Kiểm soát chung

  • Kiểm soát chung là thỏa thuận hợp đồng để chia sẻ quyền kiểm soát, mà tồn tại chỉ khi các quyết định về những hoạt động liên quan đòi hỏi sự đồng thuận của các bên chia sẻ quyền kiểm soát.
  • Một đơn vị là một bên tham gia một thỏa thuận phải đánh giá xem thỏa thuận hợp đồng có cho phép tất cả các bên, hoặc một nhóm các bên, kiểm soát thỏa thuận đó hay không. Tất cả các bên, hoặc một nhóm các bên, kiểm soát thỏa thuận tập thể khi họ phải hành động cùng nhau để chỉ đạo các hoạt động ảnh hưởng đáng kể đến lợi tức từ thỏa thuận (tức là các hoạt động liên quan).
  • Khi đã xác định rằng tất cả các bên, hoặc một nhóm các bên, kiểm soát thỏa thuận một cách tập thể, kiểm soát chung chỉ tồn tại khi các quyết định về các hoạt động liên quan cần có sự đồng thuận thống nhất của các bên kiểm soát thỏa thuận chung một cách tập thể.
  • Trong một thỏa thuận chung, không một bên nào tự mình kiểm soát thỏa thuận đó. Một bên có quyền kiểm soát chung của một thỏa thuận có thể ngăn chặn bất kỳ bên nào khác, hoặc một nhóm các bên, kiểm soát thỏa thuận.
  • Một thỏa thuận có thể là một thỏa thuận chung mặc dù không phải tất cả các bên tham gia đều có quyền kiểm soát chung đối với thỏa thuận đó. IFRS này phân biệt giữa các bên có quyền kiểm soát chung của thỏa thuận chung (bên vận hành chung hoặc bên liên doanh) và các bên tham gia thỏa thuận chung nhưng không có quyền kiểm soát chung.
  • Một đơn vị phải áp dụng xét đoán xét đoán khi đánh giá liệu tất cả các bên, hoặc một nhóm các bên, có quyền kiểm soát chung đối với một thỏa thuận hay không. Một đơn vị phải thực hiện đánh giá này bằng cách xem xét tất cả các thông tin thực tế và tình huống (xem đoạn B5-B11).
  • Nếu thực tế và tình huống thay đổi, một đơn vị phải đánh giá lại liệu đơn vị đó có còn kiểm soát chung thỏa thuận hay không

Các loại thỏa thuận chung

  • Một đơn vị phải xác định loại thỏa thuận chung mà đơn vị đó tham gia. Việc phân loại thỏa thuận chung là hoạt động chung hoặc liên doanh phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận.
  • Hoạt động chung là một thỏa thuận chung, theo đó các bên có quyền kiểm soát chung của thỏa thuận có quyền đối với tài sản và nghĩa vụ đối với các khoản nợ liên quan đến thỏa thuận. Các bên đó được gọi là bên vận hành hoạt động chung.
  • Liên doanh là một thỏa thuận chung, theo đó các bên có quyền kiểm soát chung của thỏa thuận có quyền đối với tài sản thuần của thỏa thuận. Các bên đó được gọi là bên liên doanh.
  • Một đơn vị áp dụng xét đoán khi đánh giá liệu một thỏa thuận chung là hoạt động chung hay liên doanh. Một đơn vị phải xác định loại thỏa thuận chung mà đơn vị đó tham gia bằng cách xem xét các quyền và nghĩa vụ của đơn vị đó phát sinh từ thỏa thuận. Một đơn vị đánh giá các quyền và nghĩa vụ của mình bằng cách xem xét cấu trúc và hình thức pháp lý của thỏa thuận, các điều khoản được các bên thỏa thuận trong thỏa thuận hợp đồng và, khi phù hợp, các thông tin thực tế và tình huống khác (xem đoạn B12-B33).
  • Đôi khi các bên bị ràng buộc bởi một thỏa thuận khung thiết lập các điều khoản hợp đồng chung để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động. Thỏa thuận khung có thể quy định rằng các bên thiết lập các thỏa thuận chung khác nhau để thực hiện các hoạt động cụ thể tạo thành các phần của thỏa thuận khung. Mặc dù các thỏa thuận chung đó có liên quan đến cùng một thỏa thuận khung, phân loại của chúng có thể khác nhau nếu quyền và nghĩa vụ của các bên khác nhau khi thực hiện các hoạt động khác nhau được quy định trong thỏa thuận khung. Do đó, các hoạt động chung và liên doanh có thể cùng tồn tại khi các bên thực hiện các hoạt động khác nhau tạo thành các phần của cùng một thỏa thuận khung.
  • Nếu thông tin thực tế và tình huống thay đổi, một đơn vị phải đánh giá lại liệu phân loại thỏa thuận chung có liên quan có thay đổi hay không.

Báo cáo tài chính của các bên tham gia một thỏa thuận chung 

Hoạt động chung

Một bên vận hành hoạt động chung phải ghi nhận liên quan đến lợi ích của bên đó trong một hoạt động chung:

  • Tài sản của bên đó, bao gồm cả phần chia sẻ của bên đó trong bất kỳ tài sản nào được nắm giữ chung;
  • Các khoản nợ của bên đó, bao gồm cả phần chia sẻ của bên đó đối với bất kỳ khoản nợ nào phát sinh chung;
  • Doanh thu từ việc bán phần chia sẻ của bên đó trong sản phẩm, dịch vụ đầu ra phát sinh từ hoạt động chung;
  • Phần chia sẻ của doanh thu của bên đó từ bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra của hoạt động chung và
  • Chi phí của bên đó, bao gồm cả phần chia sẻ của bên đó về bất kỳ chi phí nào phát sinh chung.

Bên vận hành hoạt động chung phải kế toán tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí liên quan đến lợi ích của mình trong hoạt động chung theo IFRS áp dụng cho các tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí cụ thể.

  • Khi một đơn vị có mua lại một lợi ích trong hoạt động chung hoạt động chung cấu thành một hoạt động kinh doanh, như được định nghĩa trong IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh, đơn vị đó phải áp dụng, trong phạm vi chia sẻ của đơn vị đó theo đoạn 20, tất cả các nguyên tắc về kế toán kết hợp kinh doanh trong IFRS 3 và các IFRS khác, không mâu thuẫn với hướng dẫn trong IFRS này và công bố thông tin mà các IFRS đó yêu cầu liên quan đến hợp nhất kinh doanh. Điều này áp dụng cho cả việc mua lại lợi ích ban đầu và mua lại lợi ích bổ sung trong một hoạt động chung mà trong đó hoạt động của hoạt động chung cấu thành một hoạt động kinh doanh. Kế toán cho việc mua lại lợi ích trong một hoạt động chung như vậy được quy định trong đoạn B33A-B33D.

Việc kế toán các giao dịch như bán, đóng góp hoặc mua tài sản giữa một đơn vị và hoạt động chung trong đó đơn vị là một bên vận hành hoạt động chung được quy định trong đoạn B34-B37.

Một bên tham gia, nhưng không có quyền kiểm soát chung, một hoạt động chung cũng phải kế toán cho lợi ích của mình trong thỏa thuận theo đoạn 20-22 nếu bên đó có quyền đối với tài sản và nghĩa vụ đối với các khoản nợ, liên quan đến các hoạt động chung. Nếu một bên tham gia nhưng không có quyền kiểm soát chung hoạt động chung không có quyền đối với tài sản và nghĩa vụ đối với các khoản nợ, liên quan đến hoạt động chung đó, thì bên đó phải kế toán cho lợi ích của mình trong hoạt động chung theo những IFRS áp dụng cho lợi ích đó.

Liên doanh

Bên liên doanh phải ghi nhận lợi ích của mình trong liên doanh như một khoản đầu tư và phải kế toán khoản đầu tư đó theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh trừ khi đơn vị được miễn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định trong chuẩn mực đó.

Một bên tham gia, nhưng không có quyền kiểm soát chung, một liên doanh phải kế toán lợi ích của mình trong thỏa thuận theo IFRS 9 Công cụ tài chính, trừ khi có ảnh hưởng đáng kể đến liên doanh, trong trường hợp đó phải kế toán lợi ích đó phù hợp với IAS 28 (được sửa đổi năm 2011).

Báo cáo tài chính riêng

Trong báo cáo tài chính riêng của mình, một bên vận hành hoạt động chung hoặc Liên doanh phải kế toán lợi ích của mình trong:

  1. Một hoạt động chung theo đoạn 20-22;
  2. Một liên doanh theo đoạn 10 của IAS 27 Báo cáo tài chính riêng.

Trong báo cáo tài chính riêng của mình, một bên tham gia nhưng không có quyền kiểm soát chung, một thỏa thuận chung phải kế toán cho lợi ích của họ trong:

  1. Một hoạt động chung theo đoạn 23;
  2. Một liên doanh theo IFRS 9, trừ khi bên đó có ảnh hưởng đáng kể đến liên doanh, trong trường hợp đó phải áp dụng đoạn 10 của IAS 27 (sửa đổi năm 2011).

Tóm lại IFRS 11 là một phần tất yếu trong tương lai của giới kế toán. Chúng ta cần nỗ lực học tập, nâng cấp bản thân, tìm hiểu những đổi mới trước khi bị đào thải khỏi công việc. Qua bài viết Kế Toán Việt Hưng đã cùng các bạn nắm rõ hơn về các thỏa thuận chung cũng như các quy định, chuẩn mực khi sử dụng IFRS 11 để góp phần hoàn thiện lộ trình chuyển đổi IFRS của nhà nước ta.