Học lập kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

Học lập kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

Học lập kế hoạch tài chính là vô cùng quan trọng, sẽ giúp bản kế hoạch tài chính của doanh nghiệp trở nên hiệu quả nhất. Bởi họ là người nắm rõ nhất tình hình hoạt động của công ty, những lỗ hổng trong tài chính đang diễn ra ở đâu và bắt đầu sửa chữa các sai lầm, làm sao tối ưu chi phí và tối đa lợi nhuận.

Nền kinh tế đang lao đao vì đại dịch, lúc này đây chính là thời điểm mà doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định mang tính sống còn. Đây cũng là thời điểm để có thể phát huy sức mạnh, tiềm lực bản thân trong vai trò một cố vấn tài chính, quản trị đầy tài năng, chứng minh rằng mình là nhân tố không thể thiếu tại doanh nghiệp.

Hãy nhân lúc này, thử đặt mình vào vị trí của chủ doanh nghiệp để hiểu nỗi đau, sự trăn trở của họ và chia sẻ nỗi đau đó bằng những đề xuất giúp doanh nghiệp thực hiện được tôn chỉ là sống sót qua giai đoạn u ám hiện nay.

Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì ở thời điểm hiện tại?

Chính xác là doanh nghiệp cần lập ra một KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH mới, để tạo sự hiệu quả, để trụ vững trước những đợt sóng lớn đang đổ ầm ầm và để tạo khác biệt đột phá sau này.

Lập kế hoạch tài chính là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó liên quan đến các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này. Ngoài ra, lập kế hoạch tài chính cũng là phần công việc tốn nhiều thời gian và nhân lực do cần đến sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.

Trong môi trường hoạt động đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các nhà đầu tư không còn xem kinh doanh là một việc làm may rủi. Chính vì thế một bản kế hoạch tài chính tốt với những triển vọng sinh lời có thể giúp họ tin tưởng rằng sẽ đạt được thành công.

Các bước để xây dựng một bản kế hoạch tài chính:

1. Nghiên cứu tình hình

Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Nhà quản trị không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị và nghiên cứu mọi ngóc ngách của thị trường để không bị bỡ ngỡ trước những biến đổi và đưa ra quyết định sáng suốt.

2. Xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp

Một nhà quản trị khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng và quyết định những bước đi phù hợp. Do đó, cần phải xác định những nhu cầu tài chính bằng cách trả lời những câu hỏi như: Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp là gì? Đầu tư bao nhiêu tiền? Đầu tư vào loại hình cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai? Đầu tư  trong dài hạn hay ngắn hạn? Khi đã xác định những nhu cầu tài chính cụ thể, nhà quản trị sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.

3. Thu thập dữ liệu tài chính

Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là cần lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt dự định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Trong bước này, nhà quản trị có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch tài chính, người sẽ giúp thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu,…

4. Phát triển kế hoạch tài chính

Việc phát triển kế hoạch tài chính phải bắt đầu từ việc nhà quản trị đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu, nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động.

5. Triển khai kế hoạch tài chính

Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Nhà quản trị có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến  thuế, bảo hiểm, hay vấn đề nghỉ hưu,…cần được quan tâm nhiều nhất có thể và nếu được, nhà quản trị nên nhờ đến sự cố vấn của bộ phận pháp chế hay từ các luật sư bên ngoài để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.  

6. Giám sát kế hoạch tài chính

Trong khi triển khai, nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận nhằm dự đoán và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Khoá học lập kế hoạch tài chính và lập kế hoạch ngân sách gần như là khác nhau, nhưng gần như là hướng tới “Phân tích dữ liệu năm cũ, đặt mục tiêu tài chính, các chiến lược thực thi”…