IAS 20 – Kế toán các khoản tài trợ của Chính phủ và công bố hỗ trợ của Chính phủ

IAS 20 (International Accounting Standards 20) kế toán các khoản trợ cấp của chính phủ và công bố hỗ trợ của chính phủ nêu ra cách hạch toán các khoản trợ cấp của chính phủ và các hỗ trợ khác. Với  mục đích bù đắp, trong trường hợp các khoản trợ cấp liên quan đến tài sản thì yêu cầu phải lập khoản trợ cấp như một khoản hoãn lại thu nhập hoặc khấu trừ vào giá trị còn lại của tài sản. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về IAS 20? Hãy cùng Kế Toán Việt Hưng khám phá chi tiết trong bài viết này

 

Tổng quan về IAS 20

Định nghĩa về IAS 20

Ở mỗi quốc gia, chính phủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự phát triển đất nước thông qua các chính sách về mặt kinh tế, xã hội… 

Việc các doanh nghiệp nhận sự trợ cấp của chính phủ có ý nghĩa quan trọng nên phải được ghi nhận và thuyết minh rõ ràng, làm cơ sở cho việc so sánh và đánh giá hiệu quả.

Có một số định nghĩa cần phải nắm được:

  • Chính phủ (Government) là các cơ quan chính phủ và mở rộng ra là những cơ quan tương tự không kể tại địa phương, quốc gia hay quốc tế.
  • Hỗ trợ chính phủ (Government assistance) là hành động của chính phủ được thiết lập để cung cấp một lợi ích kinh tế cụ thể cho một đơn vị hoặc nhóm các đơn vị đủ điều kiện theo các tiêu chí nhất định.
  • Trợ cấp chính phủ (Government grants) là sự hỗ trợ của chính phủ dưới hình thức chuyển giao những nguồn lực (transfer of resources) cho một đơn vị để đổi lại sự tuân thủ (compliance) trong quá khứ hoặc tương lai với những điều kiện nhất định (certain conditions) liên quan đến hoạt động của đơn vị đó.

Như vậy, một khoản trợ cấp chính phủ sẽ là một khoản hỗ trợ chính phủ nhưng ngược lại thì chưa chắc. Thật vậy:

  • Các khoản hỗ trợ của chính phủ mà không xác định được giá trị một cách phù hợp (cannot reasonably have a value placed on them) không là trợ cấp chính phủ. Ví dụ: các lời khuyên, lời tư vấn marketing hoặc kỹ thuật.
  • Các giao dịch với chính phủ mà không phân biệt được với giao dịch thông thường của đơn vị (cannot be distinguished from the normal trading transactions) không là trợ cấp chính phủ. Ví dụ: chính sách mua sắm của chính phủ tạo ra một phần doanh thu bán hàng của doanh nghiệp

Mục tiêu của IAS 20

Mục tiêu của IAS 20 là quy định việc hạch toán và công bố các khoản trợ cấp của chính phủ và các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ.

Điều kiện ghi nhận

Một khoản trợ cấp chính phủ chỉ được ghi nhận khi đơn vị thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:

Do đó, việc nhận được một khoản trợ cấp không phải là bằng chứng kết luận rằng những điều kiện đi kèm khoản trợ cấp đã được thực hiện. Hoặc khi trong bài thi xuất hiện các cụm từ như định hướng “intend” hoặc nghe “hear” thì không được ghi nhận là trợ cấp chính phủ bởi ở đây chưa đạt được sự đảm bảo chắc chắn.

Khoản vay được phép xóa bỏ (Forgivable loans) là khoản vay  mà người cho vay thực hiện xóa bỏ sự hoàn trả tiền theo các điều kiện quy định cụ thể. Do đó, forgivable loans từ chính phủ là một khoản trợ cấp chính phủ khi có sự đảm bảo hợp lý rằng doanh nghiệp sẽ đạt được những điều kiện xóa nợ của khoản vay.

Phạm vi áp dụng của IAS 20

Chuẩn mực này được áp dụng trong kế toán, và trong công bố (thông tin) về, các khoản trợ cấp của Chính phủ và trong công bố (thông tin) về các hình thức khác dưới dạng các khoản hỗ trợ của chính phủ. [IAS 20.1]

Trợ giúp của Chính phủ (được cấp) cho một đơn vị dưới hình thức các lợi ích sẵn sàng sử dụng để xác định lợi nhuận chịu thuế hoặc lỗ tính thuế, hoặc các lợi ích được sử dụng để giới hạn cơ sở tính thuế thu nhập phải trả. Các ví dụ của các lợi ích này là miễn thuế thu nhập, giảm thuế thu nhập cho các khoản đầu tư vào tài sản, cho phép khấu hao nhanh và giảm tỷ suất thuế thu nhập. [IAS 20.2]

Lợi ích của một khoản cho vay của chính phủ với tỷ lệ lãi suất dưới tỷ lệ lãi suất thị trường được ứng xử như một khoản trợ cấp của chính phủ. [IAS 20.10A] 

Nguyên tắc kế toán theo IAS 20

Kế toán các khoản tài trợ

Một khoản trợ cấp của chính phủ chỉ được ghi nhận khi có sự đảm bảo hợp lý rằng (a) đơn vị sẽ tuân thủ mọi điều kiện đi kèm với khoản trợ cấp và (b) sẽ nhận được khoản trợ cấp đó. [IAS 20.7]

Khoản trợ cấp này được ghi nhận là thu nhập trong khoảng thời gian cần thiết để bù đắp chúng với các chi phí liên quan mà chúng dự kiến sẽ bù đắp một cách có hệ thống. [IAS 20.12]

Các khoản trợ cấp phi tiền tệ, chẳng hạn như đất đai hoặc các tài nguyên khác, thường được tính theo giá trị hợp lý, mặc dù cũng được phép ghi nhận cả tài sản và khoản trợ cấp theo giá trị danh nghĩa. [IAS 20.23]

Ngay cả khi không có điều kiện nào kèm theo khoản hỗ trợ liên quan cụ thể đến hoạt động điều hành của đơn vị (ngoài yêu cầu hoạt động ở một số khu vực hoặc lĩnh vực ngành nhất định), những khoản trợ cấp đó sẽ không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu. [ SIC-10 ]

Khoản trợ cấp phải thu để bù đắp cho các chi phí đã phát sinh hoặc để hỗ trợ tài chính ngay lập tức mà không có chi phí liên quan trong tương lai sẽ được ghi nhận là thu nhập trong kỳ mà nó phải thu. [IAS 20.20]

Một khoản trợ cấp liên quan đến tài sản có thể được trình bày theo một trong hai cách: [IAS 20.24]

  • Dưới dạng thu nhập hoãn lại, hoặc 
  • Bằng cách khấu trừ khoản trợ cấp khỏi giá trị ghi sổ của tài sản.

Khoản trợ cấp liên quan đến thu nhập có thể được báo cáo riêng biệt dưới dạng ‘thu nhập khác’ hoặc được khấu trừ khỏi chi phí liên quan. [IAS 20.29]

Nếu một khoản trợ cấp có thể hoàn trả được thì nó sẽ được coi là một sự thay đổi trong ước tính. Trong trường hợp khoản trợ cấp ban đầu liên quan đến thu nhập, khoản hoàn trả trước tiên phải được áp dụng đối với mọi khoản tín dụng trả chậm không được khấu hao có liên quan và mọi khoản vượt quá sẽ được xử lý như một khoản chi phí. Trong trường hợp khoản trợ cấp ban đầu liên quan đến một tài sản, khoản hoàn trả sẽ được coi là làm tăng giá trị còn lại của tài sản hoặc giảm số dư thu nhập hoãn lại. Khấu hao lũy kế đáng lẽ phải tính nếu không nhận được khoản trợ cấp sẽ được tính như một khoản chi phí. [IAS 20.32]

>>>Xem thêm:

Công bố các khoản tài trợ của chính phủ

Những điều sau đây phải được tiết lộ: [IAS 20.39]

  • Chính sách kế toán được áp dụng cho các khoản tài trợ, bao gồm cả phương pháp trình bày bảng cân đối kế toán
  • Bản chất và mức độ của các khoản tài trợ được ghi nhận trong báo cáo tài chính
  • Các điều kiện chưa được thực hiện và các khoản dự phòng gắn liền với các khoản tài trợ được công nhận

Hỗ trợ của chính phủ

Ngoài định nghĩa về các khoản trợ cấp của chính phủ ở đoạn 3 là các hình thức nhất định của khoản hỗ trợ của chính phủ mà các khoản này không thể xác định được giá trị một cách phù hợp và những giao dịch với chính phủ mà không thể phân biệt được với các giao dịch kinh doanh bình thường của đơn vị. [IAS 20.34] Công bố quỹ phúc lợi được yêu cầu. [IAS 20.39(b)] 

Phân loại và hạch toán

2 loại trợ cấp chính phủ: 

  • Trợ cấp về tài sản
  • Trợ cấp về thu nhập

Trợ cấp về tài sản

Đây là khoản trợ cấp của Chính phủ mà đơn vị nhận trợ cấp đạt đủ điều kiện nhận phải mua sắm hoặc đầu tư xây dựng tài sản dài hạn và sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Những điều kiện nhận trợ cấp là những giới hạn (restrictions) về chủng loại của tài sản (type of assets), địa bàn cụ thể (location of assets) và thời hạn sử dụng (periods) nhất định của tài sản được mua sắm hoặc đầu tư xây dựng.

Có 2 cách ghi nhận trong trường hợp này:

  • Cách 1: Ghi nhận toàn bộ khoản trợ cấp như một khoản doanh thu chưa thực hiện (recognise the grant as deferred income).
  • Cách 2: Thực hiện giảm trừ khoản trợ cấp này trực tiếp vào nguyên giá tài sản (deduct the grant in arriving at the carrying amount of the asset).

Xét 1 ví dụ sau:

Một doanh nghiệp nhận được một khoản trợ cấp bằng 20% nguyên giá (cost) của một loại máy móc mới, cái mà có nguyên giá $100.000. Thời gian dự kiến sử dụng (expected life) của loại máy này là 4 năm và giá trị còn lại (residual value) là 0. Hỏi khoản trợ cấp trên được ghi nhận như thế nào?

Phân tích đề

  • Trợ cấp = 20%*$100.000 = $20.000
  • Khấu hao mỗi năm = $100.000/4 = $25.000

Lời giải

Ghi nhận toàn bộ khoản trợ cấp như một khoản doanh thu chưa thực hiện

DR Cash                                  $20,000

CR Deferred Income               $20,000

Thực hiện phân bổ hàng năm và ghi nhận:

DR Deferred Income               $5,000

CR Other ome                          $5,000

Và                                            DR Expense                             $25,000

                                                 CR Non – Current Assets         $25,000

Thực hiện giảm trừ toàn bộ khoản trợ cấp vào nguyên giá:

DR Cash                                  $20,000

CR Non – Current Assets         $20,000

Hằng năm thực hiện ghi nhận khấu hao trên phần giá trị còn lại:

DR Expense                             $20,000

CR Non – Current Assets         $20,000

Trợ cấp về thu nhập

Đây là các trợ cấp Chính phủ mà không phải là trợ cấp về tài sản.

Các khoản trợ cấp này được ghi nhận là không phù hợp với nguyên tắc dồn tích (accruals concept), thay vào đó nguyên tắc phù hợp (matching) phải được sử dụng để ghi nhận.

Xét 1 ví dụ sau:

Doanh nghiệp A nhận được khoản trợ cấp $100.000 từ chính phủ. Khoản trợ cấp này liên quan tới việc tạo ra 20 việc làm cho dân địa phương thông qua việc trợ cấp $5.000 cho mỗi việc làm được tạo ra.

Rõ ràng ở đây, khoản trợ cấp $100.000 không liên quan tới bất kỳ tài sản nào, nó chỉ góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp thông qua việc tạo ra 20 việc làm. Do đó, toàn bộ khoản trợ cấp này sẽ được ghi nhận như một khoản thu nhập khác.

                                        DR Cash                                               $100,000

                                        CR Other Income                                 $100,000

Một số vấn đề khác

Trợ cấp phi tiền tệ

Trong một số trường hợp, chính phủ thực hiện trợ cấp thông qua các tài sản đất đai hoặc các tài nguyên khác thay vì tiền trực tiếp.

Khi đó, giá trị hợp lý (fair value) sẽ là sở cứ để ghi nhận và hạch toán khoản trợ cấp và tài sản.

Hoàn trả khoản trợ cấp chính phủ

Việc hoàn trả một khoản trợ cấp chính phủ được kế toán như một sự thay đổi trong ước tính kế toán. Trong trường hợp này, thực hiện ghi tăng giá trị còn lại (carrying amount) của tài sản hoặc ghi giảm doanh thu chưa thực hiện (deferred income) bằng giá trị khoản hoàn trả.

Bài tập minh họa

Which TWO of the following are acceptable methods of accounting for a government grant relating to an asset in accordance with IAS 20 Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance?

A.Set up the grant as deferred income
B Credit the amount received to profit or loss
C. Deduct the grant from the carrying amount of the asset
D. Add grant to the carrying amount of the asset

Phân tích đề

Đề bài hỏi rằng 2 phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận khoản trợ cấp chính phủ liên quan đến một tài sản theo IAS 20?

  1. Ghi nhận khoản trợ cấp như một khoản doanh thu chưa thực hiện
    B. Ghi nhận khoản trợ cấp thằng vào P&L
    C. Giảm trừ trực tiếp vào giá trị còn lại của tài sản
    D. Cộng thêm vào giá trị còn lại của tài sản

Lời giải

Như đã trao đổi ở mục 1 phần III ở trên về cách hạch toán trợ cấp về tài sản, có 2 cách để ghi nhận Có 2 là Ghi nhận toàn bộ khoản trợ cấp như một khoản doanh thu chưa thực hiện hoặc thực hiện giảm trừ khoản trợ cấp này trực tiếp vào nguyên giá tài sản.

Do đó, đáp án đúng ở đây là A – Set up the grant as deferred income và C – Deduct the grant from the carrying amount of the asset.

Như vậy, Học viện Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ đến các bạn đọc về chuẩn mực IAS 20 – Kế toán các khoản tài trợ của Chính phủ và công bố hỗ trợ của Chính phủ. Chuẩn mực này được thiết kế nhằm đảm bảo rằng các khoản trợ cấp của chính phủ được ghi nhận một cách phù hợp và đầy đủ trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, từ đó giúp người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.