IAS 10 – Sự kiện sau kỳ báo cáo 

IAS 10 được ban hành lại vào tháng 12 năm 2003 và áp dụng cho kỳ kế toán hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005. Chuẩn mực IAS 10 đưa ra các tiêu chí để ghi nhận các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, do đó việc áp dụng IAS 10 là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu để biết rõ hơn về IAS 10 nhé.

TỔNG QUAN IAS 10

IAS 10 Sự kiện sau kỳ báo cáo bao gồm các yêu cầu về thời điểm các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ báo cáo cần được điều chỉnh trong báo cáo tài chính. Các sự kiện điều chỉnh là những sự kiện cung cấp bằng chứng về các điều kiện tồn tại tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, trong khi các sự kiện không điều chỉnh là dấu hiệu cho thấy các điều kiện phát sinh sau kỳ báo cáo (các sự kiện sau đó được trình bày nếu trọng yếu).

TÓM TẮT IAS 10

Các định nghĩa chính

Các Sự kiện phát sinh sau Ngày kết thúc kỳ kế toán là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày phê duyệt phát hành báo cáo tài chính. Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. [IAS 10.3] 

Sự kiện cần điều chỉnh: các sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán hoặc ghi nhận những khoản mục mà trước đó chưa được ghi nhận. [IAS 10.3] 

Sự kiện không cần điều chỉnh: các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán như việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày phê duyệt phát hành báo cáo tài chính. [IAS 10.3] 

Kế toán 

  • Đơn vị phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. 
  • Đơn vị sẽ không điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong báo cáo tài chính về các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. 
  • Nếu đơn vị công bố cổ tức cho các cổ đông nắm giữ công cụ vốn (theo định nghĩa của Chuẩn mực IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày) sau ngày kết thúc kỳ kế toán, đơn vị sẽ không ghi nhận các khoản cổ tức này như là một khoản nợ phải trả tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Các vấn đề liên quan đến giả định hoạt động liên tục phát sinh sau khi kết thúc kỳ báo cáo 

Đơn vị sẽ không lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục nếu ban quản lý xác định sau khi kết thúc kỳ báo cáo rằng họ có ý định thanh lý thực thể hoặc ngừng giao dịch, hoặc không có giải pháp thay thế thực tế nào ngoài việc thực hiện. [IAS 10.14] 

Trình bày báo cáo

Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh sau ngày kết thúc kỳ kế toán là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng khi dựa trên các thông tin của báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp. Vì vậy, đơn vị phải công bố các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. [IAS 10.21] 

Nếu đơn vị nhận được thông tin sau ngày kết thúc kỳ kế toán về các dữ kiện tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán, đơn vị phải trình bày về các sự kiện này trên cơ sở xem xét những thông tin mới. [IAS 10.19] 

Đơn vị sẽ phải công bố ngày phát hành báo cáo tài chính và người phê duyệt phát hành. Nếu chủ sở hữu đơn vị hoặc người khác có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi báo cáo tài chính sau khi phát hành, đơn vị phải công bố thông tin này. [IAS 10.17].

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh (Adjusting events)

Cách xử lý đối với các sự kiện cần điều chỉnh

  • Doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính hoặc ghi nhận những khoản mục mà trước đó chưa được ghi nhận, để phản ánh bản chất tình hình thật sự của doanh nghiệp.
  • Liên quan đến giả định hoạt động liên tục (going concern), khi tình hình kinh doanh bị giảm sút sau kỳ kế toán, doanh nghiệp cần thiết phải xem xét lại liệu giả định hoạt động liên tục liệu có còn phù hợp trong việc lập báo cáo tài chính hay không.
    Nếu giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp để lập báo cáo tài chính nữa thì doanh nghiệp phải thay đổi cơ sở kế toán chứ không phải chỉ điều chỉnh số liệu đã ghi nhận theo cơ sở kế toán ban đầu.

Ví dụ về các sự kiện cần điều chỉnh

Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán cung cấp bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán đó, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh, ví dụ như:

+) Khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán
???? Khoản phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán tại ngày cuối năm cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.

+) Hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của hàng tồn kho đó.
???? Sự kiện này cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) nhỏ hơn giá gốc (Cost) vào ngày kết thúc kỳ kế toán của hàng tồn kho.
???? Doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho theo nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho trong IAS 2, theo giá trị thấp hơn giữa Cost và Net realizable value (NRV).

+) Kết luận của Tòa án sau ngày kết thúc kỳ kế toán, xác nhận doanh nghiệp có những nghĩa vụ nợ hiện tại (Current liabilities) chưa được ghi nhận vào ngày kết thúc kỳ kế toán,
???? Doanh nghiệp cần điều chỉnh khoản dự phòng, ghi nhận những khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới.

Việc phát hiện những gian lận và sai sót xảy ra trước khi kết thúc kỳ kế toán chỉ ra rằng báo cáo tài chính không được chính xác.

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (Non-adjusting events)

Cách xử lý đối với các sự kiện không cần điều chỉnh

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán không cần điều chỉnh nhưng nó nên được thuyết minh (Disclosed) nếu sự kiện đó là trọng yếu mà nếu như không được đưa vào thuyết minh sẽ ảnh hưởng đến khả năng đánh giá và đưa ra quyết định kinh tế của những người sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính. Do đó các sự kiện trọng yếu không yêu cầu điều chỉnh phải được thuyết minh trên báo cáo tài chính về các thông tin sau:

  • Bản chất của sự kiện.
  • Ước tính về ảnh hưởng của sự kiện đó tới báo cáo tài chính, hoặc thông báo lý do không thể ước tính một cách hợp lý về ảnh hưởng của sự kiện đó.

Ví dụ về các sự kiện không cần điều chỉnh

  • Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày phê duyệt phát hành báo cáo tài chính.
    ???? Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư không ảnh hưởng đến giá trị đã ghi nhận của các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán mà chỉ ảnh hưởng đến năm tài chính tiếp theo, do vậy đây là sự kiện không cần điều chỉnh.
  • Doanh nghiệp công bố cổ tức cho các cổ đông trong công ty: Khoản cổ tức này không phải ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại ngày kết thúc kỳ kế toán vì bản chất của khoản cổ tức này được thống nhất trong Đại hội đồng cổ đông của năm tiếp theo, để trả cổ tức cho những cổ đông đã nắm giữ cổ phiếu cho tới thời điểm kết thúc năm tài chính của năm đó. Khoản cổ tức này sẽ ảnh hưởng đến năm tài chính sau, do vậy đây là sự kiện không cần điều chỉnh.
  • Mua lại hoặc thanh lý một công ty con (subsidiary) sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
  • Tài sản bị phá hủy bởi hỏa hoạn hoặc thiên tai sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Là sự kiện không ảnh hưởng đến các thông tin ghi nhận tài sản tại ngày kết thúc kỳ kế toán mà ảnh hưởng đến việc ghi nhận tài sản của kỳ tiếp theo vì tại thời điểm kết thúc năm tài chính thì tài sản đó vẫn còn nguyên giá trị đã ghi nhận, do đó là sự kiện không cần điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
  • Đưa ra thông báo hoặc bắt đầu thực hiện việc tái cơ cấu: Là sự kiện phát sinh và ảnh hưởng đến cơ cấu, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tiếp theo mà không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kỳ kế toán, do đó là sự kiện không cần điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
  • Các vụ kiện tụng bắt đầu sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Do là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán và mới phát sinh nên không ảnh hưởng đến các thông tin tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Ví dụ minh hoạ 

Which TWO of the following events which occur after the reporting date of a company but before the financial statements are authorized for issue are classified as adjusting events in accordance with IAS 10 Events after the reporting period?

  1. A change in tax rate announced after the reporting date, but affecting the current tax liability.
  2. The discovery of a fraud which had occurred during the year.
  3. The destruction of a factory by fire.

Hướng dẫn giải:

  1. Thay đổi thuế suất sau kỳ kế toán chỉ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của năm tiếp theo. Vậy nên tại ngày kết thúc kỳ kế toán, nghĩa vụ thuế vẫn chưa bị ảnh hưởng, do đó đây là non-adjusting event.
  2. Việc phát hiện ra gian lận xảy ra trong kỳ kế toán sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như các thông tin được trình bày tại ngày kết thúc kỳ kế toán là không chính xác, do đó đây là adjusting event.
  3. Nhà máy bị phá hủy bởi hỏa hoạn xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán không làm ảnh hưởng đến các thông tin trình bày tài ngày kết thúc kỳ kế toán mà sẽ được điều chỉnh trong báo cáo tài chính kỳ tiếp theo, do đó đây là non-adjusting event.

=> Đáp án: A, B