[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)

Báo cáo P&L (Profit & Loss Statement); thuật ngữ báo cáo lãi và lỗ đề cập đến một báo cáo tài chính nhằm tóm tắt các báo cáo về doanh thu, chi phí và chi phí phát sinh trong một thời kỳ cụ thể của doanh nghiệp; thường là một quý hoặc năm tài chính. Chúng cung cấp thông tin về việc liệu có khả năng hay không có khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc cả hai.

Báo cáo P&L hoạt động như thế nào?

Đây là một trong ba báo cáo tài chính mà mọi doanh nghiệp phát hành hàng quý và hàng năm, cùng với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong hệ thống báo cáo kế toán quản trị chúng được xem là báo cáo tài chính phổ biến và thông dụng nhất trong một kế hoạch kinh doanh, bởi chúng cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lãi hoặc lỗ.

Báo cáo P&L giống như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cho thấy những thay đổi trong các tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, Bảng cân đối kế toán được coi là một bản chụp nhanh, cho thấy những gì công ty sở hữu và nợ tại một thời điểm duy nhất. Điều quan trọng là phải so sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì theo phương pháp kế toán dồn tích, một công ty có thể ghi lại các khoản doanh thu và chi phí trước khi tiền mặt được chuyển sang tay.

Cân nhắc “ĐẶC BIỆT” khi phân tích báo cáo P&L?

Điều quan trọng nhất khi phân tích một báo cáo P&L là phải so sánh các khoản thu nhập từ các kỳ kế toán khác nhau. Lý do đằng sau điều này là vì bất kỳ thay đổi nào về doanh thu, chi phí hoạt động, thậm chí chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), và thu nhập ròng theo thời gian đều có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là việc show các con số. Ví dụ, doanh thu của một doanh nghiệp có thể tăng trưởng ổn định nhưng chi phí cũng có thể phải tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sự tăng trưởng tương đương.

Cách làm bảng báo cáo P&L?

Báo cáo P&L có thể được lập theo 2 phương pháp sau:

Pháp kế toán tiền mặt Phương pháp kế toán dồn tích
  • Chỉ được sử dụng khi có tiền mặt được chi ra và thu vào tại doanh nghiệp.
  • Đây là một phương pháp rất đơn giản; chỉ hạch toán tiền mặt đã nhận hoặc đã trả.
  • Một doanh nghiệp ghi nhận các giao dịch là doanh thu khi nhận tiền mặt và nợ phải trả khi tiền mặt được sử dụng để thanh toán bất kỳ hóa đơn hoặc công nợ nào.
  • Phương pháp này thường được sử dụng bởi các công ty nhỏ, hoặc những người muốn tự quản lý tài chính cá nhân.
 
  • Phương pháp kế toán dồn tích ghi nhận doanh thu khi doanh thu thu được.
  • Có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng phương pháp dồn tích sẽ tính đến số tiền mà doanh nghiệp dự kiến sẽ nhận được trong tương lai.
  • Ví dụ: Doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng của mình ghi lại doanh thu trên bảng sao kê báo cáo P&L ngay cả khi họ chưa nhận được thanh toán. Tương tự, các khoản nợ phải trả được hạch toán ngay cả khi công ty chưa có bất kỳ khoản chi phí nào.

 

Mẫu báo cáo P&L được trình bày như thế nào?

Dưới đây là một mẫu báo cáo theo cửa hàng của Công ty cổ phần Kế Toán Việt Hưng.

[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)

[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)

[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)

Báo cáo P&L theo cửa hàng của Công ty cổ phần Kế Toán Việt Hưng

 

Báo cáo này có thể được sử dụng để tính toán một số chỉ số, bao gồm: tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận hoạt động, tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ lệ hoạt động.

Cùng với bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tại sao Báo cáo P&L lại quan trọng?

Báo cáo P&L là một trong ba loại báo cáo tài chính được lập bởi các công ty; số còn lại là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống báo cáo kế toán quản trị.

Mục đích của báo cáo P&L là thể hiện các khoản thu và chi của công ty trong một khoảng thời gian xác định, thường là trong một năm tài chính.

Các nhà đầu tư và nhà phân tích có thể sử dụng thông tin này để đánh giá khả năng sinh lời của công ty, thường kết hợp thông tin này với những hiểu biết sâu sắc từ hai bản báo cáo tài chính khác.

Ví dụ: Một nhà đầu tư có thể tính toán lợi tức trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty bằng cách so sánh thu nhập ròng của công ty (như được hiển thị trên báo cáo P&L) với mức vốn chủ sở hữu của cổ đông (như được hiển thị trên Bảng cân đối kế toán).

Sự khác nhau giữa Báo cáo P&L và Bảng cân đối kế toán?

Báo cáo P&L Bảng cân đối kế toán
  • Cho thấy thu nhập, chi tiêu và lợi nhuận trong một khoảng thời gian.
  • Cung cấp một bản tóm tắt về tài sản và nợ phải trả đến một ngày nhất định.
  • Thường được trình bày vào ngày cuối cùng trong năm tài chính của công ty.
  • Các nhà đầu tư sử dụng Bảng cân đối kế toán để tìm hiểu sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, so sánh số lượng và chất lượng tài sản của công ty với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

Báo cáo P&L có bắt buộc không?

Các doanh nghiệp được yêu cầu chuẩn bị báo cáo P&L và phải nộp báo cáo tài chính của họ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để chúng có thể được các nhà đầu tư, nhà phân tích và cơ quan quản lý xem xét kỹ lưỡng. Các doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các quy tắc và hướng dẫn được gọi là các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung – Generally Accepted Accounting Principles (GAAP) khi họ chuẩn bị các báo cáo trên.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tư nhân cũng không nhất thiết phải tuân thủ GAAP; cá biệt một số doanh nghiệp nhỏ thậm chí có thể không lập báo cáo tài chính chính thức.

Báo cáo P&L (Profit & Loss Statement); thuật ngữ báo cáo lãi và lỗ đề cập đến một báo cáo tài chính nhằm tóm tắt các báo cáo về doanh thu, chi phí và chi phí phát sinh trong một thời kỳ cụ thể của doanh nghiệp; thường là một quý hoặc năm tài chính. Chúng cung cấp thông tin về việc liệu có khả năng hay không có khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc cả hai.

Báo cáo P&L hoạt động như thế nào?

Đây là một trong ba báo cáo tài chính mà mọi doanh nghiệp phát hành hàng quý và hàng năm, cùng với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong hệ thống báo cáo kế toán quản trị chúng được xem là báo cáo tài chính phổ biến và thông dụng nhất trong một kế hoạch kinh doanh, bởi chúng cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lãi hoặc lỗ.

Báo cáo P&L giống như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cho thấy những thay đổi trong các tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, Bảng cân đối kế toán được coi là một bản chụp nhanh, cho thấy những gì công ty sở hữu và nợ tại một thời điểm duy nhất. Điều quan trọng là phải so sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì theo phương pháp kế toán dồn tích, một công ty có thể ghi lại các khoản doanh thu và chi phí trước khi tiền mặt được chuyển sang tay.

Cân nhắc “ĐẶC BIỆT” khi phân tích báo cáo P&L?

Điều quan trọng nhất khi phân tích một báo cáo P&L là phải so sánh các khoản thu nhập từ các kỳ kế toán khác nhau. Lý do đằng sau điều này là vì bất kỳ thay đổi nào về doanh thu, chi phí hoạt động, thậm chí chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), và thu nhập ròng theo thời gian đều có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là việc show các con số. Ví dụ, doanh thu của một doanh nghiệp có thể tăng trưởng ổn định nhưng chi phí cũng có thể phải tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sự tăng trưởng tương đương.

Cách làm bảng báo cáo P&L?

Báo cáo P&L có thể được lập theo 2 phương pháp sau:

Pháp kế toán tiền mặt Phương pháp kế toán dồn tích
  • Chỉ được sử dụng khi có tiền mặt được chi ra và thu vào tại doanh nghiệp.
  • Đây là một phương pháp rất đơn giản; chỉ hạch toán tiền mặt đã nhận hoặc đã trả.
  • Một doanh nghiệp ghi nhận các giao dịch là doanh thu khi nhận tiền mặt và nợ phải trả khi tiền mặt được sử dụng để thanh toán bất kỳ hóa đơn hoặc công nợ nào.
  • Phương pháp này thường được sử dụng bởi các công ty nhỏ, hoặc những người muốn tự quản lý tài chính cá nhân.
 
  • Phương pháp kế toán dồn tích ghi nhận doanh thu khi doanh thu thu được.
  • Có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng phương pháp dồn tích sẽ tính đến số tiền mà doanh nghiệp dự kiến sẽ nhận được trong tương lai.
  • Ví dụ: Doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng của mình ghi lại doanh thu trên bảng sao kê báo cáo P&L ngay cả khi họ chưa nhận được thanh toán. Tương tự, các khoản nợ phải trả được hạch toán ngay cả khi công ty chưa có bất kỳ khoản chi phí nào.

 

Mẫu báo cáo P&L được trình bày như thế nào?

Dưới đây là một mẫu báo cáo theo cửa hàng của Công ty cổ phần Kế Toán Việt Hưng.

[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)

[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)

[FULL] Tổng quan nội hàm Báo cáo P&L (Báo cáo lãi/lỗ)

Báo cáo P&L theo cửa hàng của Công ty cổ phần Kế Toán Việt Hưng

 

Báo cáo này có thể được sử dụng để tính toán một số chỉ số, bao gồm: tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận hoạt động, tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ lệ hoạt động.

Cùng với bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tại sao Báo cáo P&L lại quan trọng?

Báo cáo P&L là một trong ba loại báo cáo tài chính được lập bởi các công ty; số còn lại là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống báo cáo kế toán quản trị.

Mục đích của báo cáo P&L là thể hiện các khoản thu và chi của công ty trong một khoảng thời gian xác định, thường là trong một năm tài chính.

Các nhà đầu tư và nhà phân tích có thể sử dụng thông tin này để đánh giá khả năng sinh lời của công ty, thường kết hợp thông tin này với những hiểu biết sâu sắc từ hai bản báo cáo tài chính khác.

Ví dụ: Một nhà đầu tư có thể tính toán lợi tức trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty bằng cách so sánh thu nhập ròng của công ty (như được hiển thị trên báo cáo P&L) với mức vốn chủ sở hữu của cổ đông (như được hiển thị trên Bảng cân đối kế toán).

Sự khác nhau giữa Báo cáo P&L và Bảng cân đối kế toán?

Báo cáo P&L Bảng cân đối kế toán
  • Cho thấy thu nhập, chi tiêu và lợi nhuận trong một khoảng thời gian.
  • Cung cấp một bản tóm tắt về tài sản và nợ phải trả đến một ngày nhất định.
  • Thường được trình bày vào ngày cuối cùng trong năm tài chính của công ty.
  • Các nhà đầu tư sử dụng Bảng cân đối kế toán để tìm hiểu sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, so sánh số lượng và chất lượng tài sản của công ty với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

Báo cáo P&L có bắt buộc không?

Các doanh nghiệp được yêu cầu chuẩn bị báo cáo P&L và phải nộp báo cáo tài chính của họ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để chúng có thể được các nhà đầu tư, nhà phân tích và cơ quan quản lý xem xét kỹ lưỡng. Các doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các quy tắc và hướng dẫn được gọi là các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung – Generally Accepted Accounting Principles (GAAP) khi họ chuẩn bị các báo cáo trên.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tư nhân cũng không nhất thiết phải tuân thủ GAAP; cá biệt một số doanh nghiệp nhỏ thậm chí có thể không lập báo cáo tài chính chính thức.