Phân tích bảng cân đối kế toán với 2 nhóm chỉ số là tỉ lệ hàng tồn kho và khoản phải thu. Cho chúng ta phát hiện sự thật gì về lợi nhuận của doanh nghiệp?
Giống như diễn biến của các vụ ghi giảm tài sản lớn của các công ty công nghệ năm 2001, sự suy giảm tình hình tài chính của công ty, có thể làm cho nhà đầu tư bất ngờ vì nó xảy ra từ từ nhưng được báo cáo đột ngột.
Một bảng cân đối kế toán dễ hiểu có thể phát hiện được rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có thể tăng lên khi khiến các nhà phân tích không phát hiện được cho đến phút cuối mặc dù nó được báo cáo khi nó xảy ra. Nhiều công ty dần dần thay đổi cấu trúc tài sản hoặc phương thức tài trợ tài sản. Để phát hiện ra những thay đổi tinh vi và thường xuyên đó, rất cần thiết phải chuẩn bị một bảng cân đối kế toán theo dạng thông thường dễ hiểu.
Còn được biết đến theo thuật ngữ bảng cân đối kế toán tỉ lệ, bảng cân đối kế toán thông thường trình bày từng loại tài sản, dưới dạng một tỉ lệ của tổng tài sản và từng loại nợ vay hoặc từng thành phần của vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện dưới dạng tỉ lệ so với tổng nợ và vốn chủ sở hữu.
Nhiều nhà phân tích có thể xem xét bảng cân đối kế toán tỉ lệ qua nhiều quý của một công ty, chẳng hạn như để kiểm tra xem tỉ lệ hàng tồn kho so với tổng tài sản có tăng mạnh hay không. Kiểu tăng như vậy có thể là một dấu hiệu của việc tăng tích lũy hàng tồn khi ngoài mục tiêu bắt nguồn từ việc sụt giảm doanh số bán hàng không như kỳ vọng.
Hãy chú ý tới tỉ lệ khoản phải thu so với tổng tài sản
Tương tự, nếu tỉ lệ khoản phải thu so với tổng tài sản, thì có thể liên quan đến chính sách nới rộng tín dụng, nhằm tăng doanh thu hoặc có vấn đề trong việc thu các khoản phải thu phát sinh trước khi thực hiện chính sách nới lỏng. Trong một giai đoạn dài hơn, tỉ lệ của nhà xưởng, máy móc, thiết bị so với tổng tài sản của một công ty sản xuất tăng có thể báo hiệu rằng hoạt động của doanh nghiệp này càng trở nên thâm dụng vốn. Điều đó hàm ý là tỉ lệ chi phí cố định so với doanh thu có khả năng đang tăng lên, làm cho lợi nhuận của công ty không ổn định.
2 hạn chế cơ bản khó xác định nhất trên bảng cân đối kế toán
Thông qua việc đánh giá tiệm cận các giá trị nền tảng được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Những thảo luận xung quanh tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần, lợi thế thương mại và điều chỉnh cơ cấu đòn bẩy vốn càng làm nổi rõ hai hạn chế cơ bản rất khó xác định trên bảng cân đối kế toán.
Thứ nhất: Theo lý thuyết thì bảng cân đối kế toán rất hữu ích trong việc đưa ra tóm tắt tổng quan về giá trị tài sản do một công ty sở hữu nhưng trên thực tế thì những giá trị đó thường khó nắm bắt.
Thứ hai: Nhiều thứ có giá trị và nên được xem là tài sản. Tuy nhiên, không phải tất cả những khoản mục đó đều có thể được gán cho một giá trị cụ thể và ghi nhận trên bảng cân đối kế toán.
Định giá
Chẳng hạn, như những chủ doanh nghiệp dịch vụ thường thích nói rằng “Tài sản của chúng tôi sụt giảm qua mỗi đêm”. Tất cả mọi người đều thừa nhận giá trị nguồn nhân lực của một công ty, như kỹ năng và tính sáng tạo của đội ngũ nhân viên, nhưng không ai nghĩ ra phương pháp nào để định giá, cho giá trị đó đủ chính xác để phản ánh nó trên bảng cân đối kế toán.
Kế toán không đi theo một trường phái cực đoan là loại bỏ tất cả tài sản vô hình khỏi bảng cân đối kế toán, nhưng ranh giới giữa những tài sản được cho phép và bị ngăn cấm lại chủ yếu mang tính chủ quan.
Các con số dù sao cũng chỉ là các con số và nếu bạn không hiểu được ý nghĩa đằng sau nó, thì chúng đều vô giá trị, nếu không muốn nói là cực kỳ nguy hiểm. Chúng có thể tạo ra ảo tưởng cho bạn.
Đặc biệt bảng cân đối kế toán chỉ là một phần rất nhỏ trong BCTC, điều bạn cần là hiểu rõ kế toán và các sắc thái của nó, hiểu sâu để phân tích các chỉ số trên BCTC, có thể thực hiện các chiến lược thuế trong việc mua bán sáp nhập, hoặc hoạt động chuyển giá giữa các bên có giao dịch liên kết và quan hệ liên kết, hiểu để giải quyết được các tranh chấp bất đồng với cơ quan thuế…. Tất cả có trong khoá học Báo cáo tài chính và thuế chuyên sâu là sự tích hợp đầy đủ giữa kiến thức thuế kết hợp phân tích BCTC để mang lại giá trị cao hơn, hãy dám đứng lên để sở hữu ngay kiến thức mà người khác không dám sở hữu.