Doanh nghiệp kiểm toán cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì khi có nhu cầu nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán từ Kiểm toán nhà nước?

Cho tôi hỏi, doanh nghiệp kiểm toán cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì khi có nhu cầu nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán từ Kiểm toán nhà nước? Chủ tịch Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán là ai? Câu hỏi của anh K (Hà Nội).

Doanh nghiệp kiểm toán cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì khi có nhu cầu nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán từ Kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 quy định thủ tục và trình tự lựa chọn như sau:

Thủ tục và trình tự lựa chọn

1. Khi có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán, Kiểm toán nhà nước công bố cơ quan, tổ chức cần ủy thác hoặc thuê kiểm toán; thủ tục, hồ sơ đăng ký nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu.

2. Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện quy định tại Điều 9 của Quy chế này, có nhu cầu nhận thực hiện ủy thác hoặc thuê kiểm toán đăng ký với Kiểm toán nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước). Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị được ủy thác hoặc thuê kiểm toán.

b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và Điều lệ công ty.

c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

d) Danh sách khách hàng trong 03 năm trước liền kề và trong khoảng thời gian từ thời kỳ được kiểm toán đến thời điểm ký hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán.

đ) Danh sách Kiểm toán viên đăng ký có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề của Bộ Tài chính cấp còn thời hạn kèm theo sơ yếu lý lịch, trong đó tóm tắt quá trình làm việc của kiểm toán viên hành nghề và giám đốc doanh nghiệp kiểm toán.

e) Các tài liệu khác theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

Như vậy, khi có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán, Kiểm toán nhà nước công bố cơ quan, tổ chức cần ủy thác hoặc thuê kiểm toán.

Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện, có nhu cầu nhận thực hiện ủy thác hoặc thuê kiểm toán (qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước).

– Hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị được ủy thác hoặc thuê kiểm toán.

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và Điều lệ công ty.

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

+ Danh sách khách hàng trong 03 năm trước liền kề và trong khoảng thời gian từ thời kỳ được kiểm toán đến thời điểm ký hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán.

+ Danh sách Kiểm toán viên đăng ký có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề của Bộ Tài chính cấp còn thời hạn kèm theo sơ yếu lý lịch, trong đó tóm tắt quá trình làm việc của kiểm toán viên hành nghề và giám đốc doanh nghiệp kiểm toán.

+ Các tài liệu khác theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán nhà nước sẽ căn cứ vào đối tượng và nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán, danh sách các doanh nghiệp kiểm toán nộp hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất, Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán xem xét, trình Tổng Kiểm toán nhà nước doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện.

Chủ tịch Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán là ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 quy định các thành viên của hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán bao gồm:

– Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhu cầu ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán – Chủ tịch Hội đồng.

– Đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (01 Lãnh đạo Vụ làm thành viên thường trực; 01 Lãnh đạo Phòng làm thành viên thư ký).

– Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổng hợp – Thành viên.

– Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán – Thành viên.

– Đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp chế – Thành viên.

– Đại diện Lãnh đạo Văn phòng Kiểm toán nhà nước – Thành viên.

– Thành phần khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhu cầu ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán sẽ là Chủ tịch Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán.

Nội dung về quy định chuyên môn trong hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán gồm những quy định nào?

Theo quy định tại Điều 11 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 quy định các nội dung chủ yếu có trong hợp đồng uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán như sau:

Hợp đồng uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán

1. Kiểm toán nhà nước và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện ký hợp đồng về ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ của bên ủy thác hoặc thuê kiểm toán và bên được ủy thác hoặc thuê kiểm toán (tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, Fax, tài khoản giao dịch, người đại diện…).

b) Nội dung ủy thác hoặc thuê kiểm toán (mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung, thời kỳ kiểm toán, đơn vị được kiểm toán… mà Kiểm toán nhà nước ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán).

c) Quy định về chuyên môn: Chuẩn mực, quy trình kiểm toán áp dụng; quy định về đạo đức kiểm toán viên, quy định về giám sát hoạt động kiểm toán, quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán…

d) Trách nhiệm, quyền hạn của các bên.

đ) Kết quả thực hiện hợp đồng (là báo cáo kết quả kiểm toán do doanh nghiệp được ủy thác hoặc thuê kiểm toán thực hiện như: Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán, Biên bản xác nhận số liệu kiểm toán, các tài liệu ghi chép của Kiểm toán viên, bằng chứng kiểm toán,…).

e) Phí uỷ thác hoặc thuê kiểm toán và phương thức thanh toán.

g) Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành; thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng.

h) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng.

i) Các điều khoản khác (nếu có).

2. Mẫu hợp đồng ủy thác hoặc thuê kiểm toán do Kiểm toán nhà nước quy định.

Như vậy, nội dung về quy định chuyên môn trong hợp đồng uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán gồm những quy định về:

– Chuẩn mực, quy trình kiểm toán áp dụng;

– Quy định về đạo đức kiểm toán viên;

– Quy định về giám sát hoạt động kiểm toán;

– Quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán…