Công ty mới thành lập cần làm những gì? [Cập nhật năm 2024]

image_pdfimage_print

Nộp tờ khai thuế (lệ phí) môn bài

Nộp tờ khai lệ phí môn bài là thủ tục quan trọng nhất, cần ưu tiên thực hiện của mỗi doanh nghiệp mới thành lập. 

➧ Mức phí môn bài doanh nghiệp phải đóng

Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập. Từ năm 2 trở đi, mức phí môn bài doanh nghiệp cần đóng như sau:

  • 3.000.000 đồng/năm: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư/vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng.
  • 2.000.000 đồng/năm: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư/vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống.
  • 1.000.000 đồng/năm: Đối với địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh
    • Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
    • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
    • Bảng sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng.
    • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
    • Ngoài ra, tùy vào cơ quan quản lý thuế mà bạn có thể phải nộp thêm phiếu kê khai thông tin doanh nghiệp, tờ khai lệ phí môn bài.

      ➧ Hạn nộp tờ khai và lệ phí môn bài

      Chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm sau năm thành lập, doanh nghiệp phải hoàn thành nộp tờ khai và lệ phí môn bài.Trường hợp nộp chậm sau thời gian quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài như sau:

      Mức phạt nộp chậm tờ khai lệ phí môn bài:

      Khoảng thời gian chậm nộp tờ khai về lệ phí Mức phạt (VNĐ)
      1 – 5 ngày Phạt cảnh cáo (trường hợp có tình tiết giảm nhẹ).
      1 – 30 ngày 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng
      31 – 60 ngày 5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng

      Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị xử phạt chậm nộp tờ khai và lệ phí môn bài với mức phạt từ:

      •  8.000.000 đồng – 15.000.000 đồng nếu:
        • Chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 61 – 90 ngày.
        • Chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 91 ngày trở lên nhưng không tồn tại số thuế phải nộp phát sinh.
        • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không tồn tại số thuế phải nộp phát sinh.
        • Không nộp kèm hồ sơ quyết toán thuế với các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. 
      • 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng nếu:
        • Chậm nộp hồ sơ khai thuế quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ.
        • Có phát sinh số thuế phải nộp.
        • Người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế hoặc trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. 

      Công thức tính mức phạt chậm nộp tiền lệ phí môn bài như sau: Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp.

      Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

      Kê khai thuế ban đầu là một trong các thủ tục rất quan trọng mà doanh nghiệp mới thành lập cần làm. Theo đó, căn cứ vào quy định của Luật Quản lý thuế 2019, trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải thực hiện thủ tục này. 

      Đối với các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, tùy vào mức độ vi phạm mà doanh nghiệp của bạn có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

      Thông tin chi tiết về hồ sơ, thủ tục khai thuế ban đầu như sau:

       Về hồ sơ:

      Chi tiết bộ hồ sơ khai thuế ban đầu bao gồm các giấy tờ:

      • Đăng ký:
        • Hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn.
        • Phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
        • Tài khoản kê khai thuế điện tử cũng như nộp thuế điện tử.

           Nơi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu:

          Sau khi hoàn thành việc soạn thảo bộ hồ sơ khai thuế ban đầu, bạn tiến hành nộp tại Cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp theo hình thức trực tiếp hoặc nộp gián tiếp tại website thuedientu.gdt.gov.vn.

          Mua chữ ký số

          Chữ ký số điện tử (hay còn gọi là token) chính là một trong các công cụ điện tử quan trọng, giúp doanh nghiệp thực hiện nộp các hồ sơ, thủ tục qua mạng (giao dịch trên Cổng thông tin quốc gia, ký hợp đồng online, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, kê khai hải quan, kê khai, nộp thuế điện tử…) một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không cần mất thời gian in ấn, đóng dấu hay là đi lại…

          Chữ ký số điện tử của doanh nghiệp có giá trị tương đương với con dấu pháp nhân.

          Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số khác nhau như Newca, FPT, Bkav, Viettel… Tùy vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn đơn vị cung cấp sao cho phù hợp. 

          Khắc dấu tròn công ty

          Khắc dấu tròn công ty chính là lời giải đáp tiếp theo cho câu hỏi “doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?”. Cụ thể, căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020:

          • Doanh nghiệp có quyền tự quyết định hình thức, số lượng cũng như nội dung con dấu. Trong đó, nội dung con dấu cần bao gồm 2 thông tin quan trọng là mã số thuế và tên công ty.
          • Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp không cần làm thủ tục thông báo mẫu dấu với Sở Kế hoạch & Đầu tư trước khi sử dụng con dấu.

          Làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử

          Công ty mới thành lập cần phải mua hóa đơn điện tử, đồng thời làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và gửi về cơ quan thuế.

          Chi tiết bộ hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử:

          • Mẫu hóa đơn điện tử.
          • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
          • Quyết định sử dụng hóa đơn được ký và đóng dấu bởi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. 

          Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp khác nhau với mức giá cạnh tranh như M-invoice, Misa, Bkav, Viettel, Easy-invoice… Liên hệ với Luật An Tín để được hỗ trợ tư vấn và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất, với mức giá ưu đãi nhất nếu doanh nghiệp còn đang phân vân chưa biết lựa chọn nhà cung cấp nào.

          Làm và treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính

          Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định, tên doanh nghiệp với được treo tại trụ sở chính, các địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện cũng như chi nhánh công ty. Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập cần tiến hành đặt làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính theo quy định ngay sau khi nhận được GPKD.

          Trường hợp không thực hiện thủ tục theo quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng. Thậm chí, nếu bị cơ quan thuế phát hiện, doanh nghiệp còn bị khóa mã số thuế. Lúc này, ngoài nộp phạt hành chính, bạn cần làm thêm một thủ tục vô cùng phức tạp là mở lại mã số thuế. 

          Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

          Tuy pháp luật hiện hành không bắt buộc nhưng đây lại là một thủ tục vô cùng cần thiết đối với các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc như kiểm soát dòng tiền, nộp thuế, thanh toán hóa đơn dịch vụ, hàng hóa một cách dễ dàng mà còn giúp cho doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và thuế TNCN khi thanh toán các khoản chi phí từ 20.000.000 đồng trở lên. 

          Hiện nay, tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp mới thành lập có thể mở nhiều tài khoản cùng lúc tại bất kỳ ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam (các ngân hàng này có thể giống hoặc khác nhau).

          Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần thông báo số tài khoản cũng như đăng ký nộp thuế với Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

          Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

          ➧ Thời hạn đóng BHXH

          Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm của mỗi công ty, doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức ký kết hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động.

          ➧ Xử phạt trốn đóng, trộm đóng BHXH cho người lao động

          Doanh nghiệp nếu trốn đóng BHXH cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động trong công ty, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 18% đến 20% tổng số tiền BHXH bắt buộc phải đóng (tính tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính), nhưng tối đa không được nhiều hơn 75 triệu đồng. 

          ➧ Đối tượng doanh nghiệp bắt buộc đóng BHXH

          • Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.
          • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. 
          • Người làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn/có thời hạn, theo một công việc nhất định hoặc theo mùa vụ có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

          ➧ Hồ sơ đăng ký BHXH cho người lao động

          Chi tiết bộ hồ sơ đăng ký BHXH cho người lao động gồm:

          STT

          Giấy tờ cần chuẩn bị

          1 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và BHXH theo mẫu TK1-TS.
          2 Danh sách lao động tham gia BHYT, BHXH, BHTNLĐ-BNN, BHTN theo mẫu D02-TS.

          Hoàn thiện các điều kiện về vốn, chứng chỉ, giấy phép

          Ngoài các thủ tục nêu trên, công ty, doanh nghiệp mới thành lập cần tiếp tục hoàn thành các điều kiện về vốn, chứng chỉ cũng như giấy phép (nếu cần) như:

          • Góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký (trường hợp chưa góp đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ doanh nghiệp được thành lập).
          • Bổ sung các chứng chỉ, giấy phép con còn thiếu (nếu có) như: giấy phép kinh doanh bán lẻ, giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC, giấy phép an toàn thực phẩm, chứng chỉ hành nghề…