Bài tập IAS 12 có đáp án – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực IAS 12 (Income taxes) hướng dẫn về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó phản ánh các ảnh hưởng của thuế trong hiện tại và tương lai. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở thuế của tài sản và công nợ cũng như lỗ tính thuế, hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng được ghi nhận là tài sản hoặc công nợ thuế hoãn lại. Vì vậy xoay quanh chuẩn mực này sẽ có các dạng bài liên quan tới: Chi phí thuế thu nhập hiện hành, xác định giá trị thuế hoãn lại liên quan tới tài sản, xác định cơ sở tính thuế, xử lý ảnh hưởng của thuế đến các năm… Dưới đây là một số bài tập IAS 12 có đáp án để bạn tham khảo và hiểu rõ hơn về chuẩn mực này.

Dạng bài: Xác định chi phí thuế thu nhập hiện hành

Ngày 1/1/X0, Doanh nghiệp (có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) mua một công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng, giá trị 200 triệu đồng. DN quyết định phân bổ 100% giá trị công cụ, dụng cụ này vào chi phí trong kỳ. Theo Luật thuế, DN cần phải phân bổ đều giá trị của công cụ, dụng cụ này vào chi phí của hai năm X0 và X1. Giả sử cả hai năm X0 và X1, doanh thu đều bằng 1.000 triệu đồng và lợi nhuận trước thuế, trước chi phí công cụ dụng cụ cùng bằng 400 triệu đồng. Thuế suất 25%. DN áp dụng IAS12. Hãy xác định Chi phí thuế thu nhập hiện hành năm X0 và X1.

Giải: X0: Ta có: Doanh thu = 1.000, LNTT = 400

  • CP theo KT = 200
  • CP theo thuế = 100

=> CPKT > CP thuế => LNKT < TNCT => CLTT được khấu trừ = 100

TNCT = DT – CP – CP trong kỳ = 400 – 100 = 300

Nợ 8211 / Có 3334 = 300 x 25% (HH)

Nợ 243 / Có 8212 = 100 x 25% (HL)

X1:

  • CP theo KT = 0
  • CP theo thuế = 100

=> CLTT được khấu trừ giảm : 100

TNCT = 400 – 100 = 300

Nợ 8211 / Có 3334 = 300 x 25% (thuế TNDN phải nộp) (HH)

Nợ 8212 / Có 243 = 100 x 25% ( TS thuế TNDN hoãn lại) (HL)

Dạng bài: Xác định bút toán thuế TNDN hiện hành và hoãn lại 

Trích thông tin từ Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp như sau (ĐVT: $):

Khoản mục  31/12/X0 31/12/X1
Phải trả thuế TNDN hiện hành 35.000$ 45.000$
Phải trả thuế TNDN hoãn lại 35.000$ 0$
Tài sản thuế hoãn lại 0$ 15.000$

Hãy nêu bút toán thuế thu nhập hiện hành và hoãn lại cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X1.

Giải: Nợ phải nộp/ Có tiền: 35.000

Nợ chi phí thuế hiện hành/ Có NPT thuế hiện hành: 45.000

Nợ NPT thuế hoãn lại: 35.000

Nợ TS thuế Hoãn lại: 15.000

Có Chi phí thuế hoãn lại: 50.000

Dạng bài: Xử lý ảnh hưởng của thuế đến các năm

Công ty ABC thành lập ngày 1/1/X1 và đầu tư vào dây chuyền sản xuất trị giá 400.000 EURO. TSCĐ này được khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao 5 năm. Thuế cho phéo khấu hao TSCĐ là 4 năm. Ngoài ra có các thông tin khác cho các năm X1, X2, X3 như sau:

Các chỉ tiêu X1 X2 X3
TSCĐ (nguyên giá – 31/12) 400,000 400,000 400,000
Hao mòn lũy kế (TSCĐ – 31/12) (80,000) (160,000) (240,000)
Hàng tồn kho (giá gốc – 31/12) 20,000 25,000 45,000
Hàng tồn kho (31/12) – giá trị thuần có thể thực hiện 18,000 30,000 40,000
Nợ phải trả doanh thu nhận trước 5,000 15,000 12,000
Dự phòng bảo hành sản phẩm (31/12) 8,000 10,000 25,000
Chi phí từ thiện (thuế không cho khấu trừ) CLVV + 7,000 15,000 12,000
Cổ tức nhận được trong năm (được miễn thuế) CLVV – 6,000 20,000 35,000
Lợi nhuận kế toán (năm) (20,000) 200,000 150,000
T/s 20% 25% 25%

Cho biết: Doanh thu và chi phí bảo hành sản phẩm thuế tính trên cơ sở tiền

Yêu cầu: Xử lý ảnh hưởng của thuế đến các năm X1,X2,X3 theo IAS 12

Đáp án:

Các chỉ tiêu X1 X2 X3
Chi phí từ thiện (thuế không cho khấu trừ) CLVV 7,000 15,000 12,000
Cổ tức nhận được trong năm (được miễn thuế) CLVV 6,000 20,000 35,000
Chi phí dự phòng giảm giá HTK 2,000   5,000

TSCĐ:

31/12 X1 X2 X3
Nguyên giá 400,000 400,000 400,000
Hao mòn theo kế toán (80,000) (160,000) (240,000)
Giá trị ghi sổ (CA) 320,000 240,000 160,000
Hao mòn theo thuế 100,000 200,000 300,000
Cơ sở tính thuế 300,000 200,000 100,000
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế lũy kế 20,000 40,000 60,000
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh 20,000 20,000 20,000
Thuế TNDN hoãn lại phải trả 4,000 4,000 4,000

Hàng tồn kho:

31/12 X1 X2 X3
Hàng tồn kho ở mức thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được 18,000 30,000 40,000
Cơ sở thuế 20,000 25,000 45,000
Chênh lệch tạm thời chịu thuế 2,000 0 0

Dự phòng

31/12 X1 X2 X3
Nợ phải trả theo kế toán 8,000 10,000 25,000
Cơ sở tính thuế của nợ phải trả 0 0 0
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ lũy kế 8,000 10,000 25,000
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh 8,000 2,000 15,000
Tài sản thuế hoãn lại 1,600 500 3,750

Doanh thu chưa thực hiện

31/12 X1 X2 X3
Nợ phải trả theo kế toán 5,000 15,000 12,000
Cơ sở tính thuế của nợ phải trả 0 0 0
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ lũy kế 5,000 15,000 12,000
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh 5,000 10,000 (3,000)
Tài sản thuế hoãn lại 1,000 2,500 750
  X1 X2 X3
Lợi nhuận kế toán trước thuế (20,000) 200,000 150,000
Chi phí thuế hiện hành 0    
Chi phí thuế hoãn lại 1,400    
Lợi nhuận kế toán sau thuế (21,400)    

CLTTDKT X1= -20,000 +  2,000 +  8,000 + 5,000 +  24,000(lỗ được chuyển sang năm sau) =19,000Chi phí thuế hoãn lại X1 = 19,000*20% = 3,800.

Bài tập IAS 12 – Phần trắc nghiệm (kiểm tra nhanh kiến thức)

Câu 1: Số dư nợ phải thu về lãi đầu cho vay của doanh nghiệp là 100.000$. Thu nhập lãi chịu thuế cùng kỳ doanh nghiệp nhận được tiền lãi. Thuế suất 20%. Phát biểu nào sau đây về chênh lệch tạm thời là đúng:

  1. Chênh lệch tạm thời bằng 0 $
  2. Không phát sinh chênh lệch tạm thời bởi thu nhập lãi được miễn thuế.
  3. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là 100.000 $
  4. Chênh lệch tạm thời chịu thuế là 100.000 $

Câu 2: Trong năm 20X1, khoản chi phí tiếp khách của công ty X không được cơ quan thuế chấp nhận là 10.000 USD. Công ty có lợi nhuận kế toán là 75.000 USD và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 30%. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là:

  1. 22.500 USD
  2. 25.500 USD
  3. 10.000 USD
  4. 19.500 USD

Câu 3: Một doanh nghiệp áp dụng mô hình giá trị hợp lý cho bất động sản đầu tư. Vào ngày 31/12/2022, giá trị ghi sổ của bất động sản trước khi đánh giá lại, giá trị hợp lý và cơ sở thuế lần lượt là: 20 triệu $, 21 triệu $ và 17 triệu $. Chênh lệch tạm thời ngày 31/12/2022 của tài sản này là:

  1. Chênh lệch tạm thời chịu thuế là: 3 triệu $
  2. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là: 3 triệu $
  3. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là: 4 triệu $
  4. Chênh lệch tạm thời chịu thuế là: 4 triệu $

Câu 4: Nếu doanh thu bị tính thuế trong kỳ nhận được, cơ sở tính thuế

  1. Chỉ bằng 0 nếu doanh thu được ghi nhận vào kỳ sau
  2. Chỉ bằng 0 nếu doanh thu được ghi nhận trong cùng kỳ
  3. Là số tiền nhận được
  4. Bằng không

Câu 5: Cơ sở tính thuế của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả là:

  1. Số tiền có thể được khấu trừ trong tờ khai thuế trong tương lai đối với tài sản hoặc nợ phải trả đó
  2. Chênh lệch giữa chênh lệch tạm thời của tài sản hoặc nợ phải trả đó với giá trị hợp lý của nó
  3. Số tiền được quy cho tài sản hoặc nợ phải trả đó cho các mục đích thuế
  4. Chênh lệch giữa chênh lệch tạm thời của tài sản nợ phải trả đó với giá trị hiện tại của các luồng tiền trong tương lai phát sinh từ tài sản nợ phải trả đó.

Câu 6: Cơ sở tính thuế của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả là:

  1. Số tiền có thể được khấu trừ trong tờ khai thuế trong tương lai đối với tài sản hoặc nợ phải trả đó
  2. Chênh lệch giữa chênh lệch tạm thời của tài sản hoặc nợ phải trả đó với giá trị hợp lý của nó
  3. Số tiền được quy cho tài sản hoặc nợ phải trả đó cho các mục đích thuế
  4. Chênh lệch giữa chênh lệch tạm thời của tài sản nợ phải trả đó với giá trị hiện tại của các luồng tiền trong tương lai phát sinh từ tài sản nợ phải trả đó.

Câu 7: Sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ của một tài sản được định giá lại và cơ sở tính thuế của nó là:

  1. Chênh lệch tạm thời.
  2. Sự khác biệt vĩnh viễn.
  3. Hoặc a hoặc b

Câu 8: Chi phí nghiên cứu và phát triển có thể được tính vào chi phí trong kỳ hiện tại nhưng được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong các kỳ tiếp theo. Cơ sở tính thuế:

  1. Không.
  2. Là số tiền khấu trừ có thể được yêu cầu trong các giai đoạn trong tương lai.
  3. Là số tiền đã chi

Câu 9. Chênh lệch tạm thời phát sinh:

  1. Khi thuế hoãn lại khác với thuế hiện hành
  2. Khi giá trị ghi sổ của một tài sản hoặc nợ phải trả khác với cơ sở tính thuế
  3. Khi áp dụng thuế hoãn lại

Câu 10: Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi tính thuế trong kỳ

A. Trước kỳ kế toán, lợi ích từ thu nhập được ghi nhận trong tài khoản tài chính

B. Sau kỳ kế toán, lợi ích từ thu nhập được ghi nhận trong tài khoản chính

C. Trước hoặc sau kỳ kế toán, lợi ích thừ thu nhập được ghi nhận trên tài khoản chính

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng

  1. Khi giá trị ghi sổ của một tài sản thấp hơn cơ sở tính thuế thì sẽ phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế
  2. Khi giá trị ghi sổ của một tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế thì sẽ phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ
  3. Các chênh lệch tạm thời chịu thuế dẫn đến tài sản thuế hoãn lại và các chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn đến thuế hoãn lại phải trả
  4. Các chênh lệch tạm thời chịu thuế dẫn đến thuế hoãn lại phải trả và các chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn đến tài sản thuế hoãn lại 

Câu 12: Chênh lệch tạm thời phát sinh

  1. Khi giá trị ghi sổ của một tài sản hoặc nợ phải trả khác với cơ sở tính thuế của nó
  2. Khi áp dụng thuế hoãn lại
  3. Khi thuế hoãn lại khác với thuế hiện hành

Câu 13: Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi tính thuế trong kỳ:

  1. Trước kỳ kế toán được hưởng lợi từ thu nhập trên tài khoản chính
  2. Sau kỳ kế toán được hưởng lợi từ thu nhập trong tài khoản tài chính
  3. Hoặc a hoặc b

Câu 14: Chênh lệch vĩnh viễn cần điều chỉnh trong:

  1. Khoảng thời gian trước giao dịch
  2. Các giai đoạn liên quan đến giao dịch
  3. Các khoảng thời gian sau giao dịch
  4. Cả b&c

Câu 15: Đơn vị đang tiến hành tổ chức lại, theo kế hoạch, một phần hoạt động kinh doanh của thực thể sẽ được tách ra và sẽ được chuyển giao cho một thực thể riêng biệt, thực thể Z, điều này cũng sẽ liên quan đến việc chuyển một phần nghĩa vụ lương hưu cho thực thể Z. Do đó, thực thể Z sẽ có một khoản khấu trừ chênh lệch tạm thời vào cuối năm ngày 31 tháng 12 năm 20X4. Người ta dự đoán rằng thực thể Z sẽ thua lỗ trong bốn năm đầu tiên tồn tại, nhưng sau đó sẽ trở thành một thực thể có lãi. Lợi nhuận dự kiến trong tương lai dựa trên ước tính doanh số bán hàng cho các công ty liên nhóm. Đơn vị Z có nên ghi nhận chênh lệch tạm thời được khấu trừ là tài sản thuế thu nhập hoãn lại không?

  1. Đơn vị phải ghi nhận một tài sản thuế thu nhập hoãn lại
  2. Ban quản lý không nên ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại vì khả năng sinh lợi trong tương lai là không chắc chắn.
  3. Đơn vị nên ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu có thể xác minh được tính xác thực của lợi nhuận dự toán.
  4. Đơn vị phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu lợi nhuận liên nhóm trong lợi nhuận dự toán bị loại bỏ