Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của doanh nghiệp bảo hiểm? Trách nhiệm bộ phận kiểm toán nội bộ được quy định ra sao?

Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của doanh nghiệp bảo hiểm? Trách nhiệm bộ phận kiểm toán nội bộ được quy định ra sao?

Cho hỏi: Ai có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm đối với doanh nghiệp bảo hiểm? Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ có cần phải dự phòng quỹ thời gian để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất không? Câu hỏi của chị H (Cần Thơ).

Ai có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm đối với doanh nghiệp bảo hiểm?

Căn cứ theo Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

Các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm

1. Công ty cổ phần.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 70/2022/TT-BTC như sau:

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài

Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm:

1. Quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thực hiện quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

2. Ban hành chính sách quản trị rủi ro trong từng thời kỳ; nguyên tắc thực hiện kiểm soát nội bộ; quy trình kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

3. Phê duyệt các quy định nội bộ về quản trị rủi ro trước khi Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành; phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm.

Như vậy, Hội đồng quản trị (công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn) của công ty bảo hiểm có trách nhiệm phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của công ty.

Doanh nghiệp bảo hiểm khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ có cần phải dự phòng quỹ thời gian để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 70/2022/TT-BTC về kế hoạch kiểm toán nội bộ như sau:

Kế hoạch kiểm toán nội bộ

1. Bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.

2. Những bộ phận, nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm.

3. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu.

Như vậy, khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu.

Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 70/2022/TT-BTC thì quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được quy định như sau:

Quyền của bộ phận kiểm toán nội bộ:

– Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác kiểm toán nội bộ;

– Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ;

– Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán;

– Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.

Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ:

– Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ và quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

– Báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) nếu trong quá trình kiểm toán phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

– Kịp thời lập, hoàn thành và gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ phận được kiểm toán sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán;

– Giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị;

– Thông báo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài trong trường hợp các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời;

– Thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ dưới dạng văn bản, theo trình tự để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khai thác.