IAS 38 – Tài sản vô hình

IAS 38 (International Accounting Standards 38) Tài sản vô hình nêu các yêu cầu kế toán đối với tài sản vô hình, là tài sản phi tiền tệ không có bản chất vật chất và có thể xác định được (có thể tách rời hoặc phát sinh từ các quyền hợp đồng hoặc quyền hợp pháp khác). 

Tài sản vô hình đáp ứng các tiêu chí ghi nhận liên quan ban đầu được đo lường theo nguyên giá, sau đó được đo lường theo nguyên giá hoặc sử dụng mô hình đánh giá lại và được khấu hao một cách có hệ thống trong suốt thời gian hữu dụng của chúng (trừ khi tài sản có thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn, trong trường hợp đó nó không được khấu hao ). Để hiểu rõ hơn về IAS 38, các bạn hãy cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tổng quan ngắn gọn về IAS 38

Mục tiêu của IAS 38

Mục tiêu của chuẩn mực này là mô tả phương pháp kế toán liên quan đến những tài sản vô hình mà không được quy định cụ thể ở bất kỳ một chuẩn mực nào khác. Chuẩn mực này yêu cầu đơn vị chỉ được phép ghi nhận tài sản vô hình khi đáp ứng các tiêu chí quy định. Chuẩn mực này cũng hướng dẫn cách thức xác định giá trị còn lại của tài sản vô hình và quy định các thông tin cần được trình bày về tài sản vô hình. [IAS 38.1]

Xem thêm: IAS 16 – Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

Định nghĩa về IAS 38

IAS 38 – Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể xác định được mà không có hình thái vật chất. Tài sản được định nghĩa là một nguồn lực do đơn vị kiểm soát, là kết quả của các sự kiện trong quá khứ (ví dụ, hình thành từ giao dịch mua hoặc đơn vị tự tạo ra tài sản) và dự kiến có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (dòng tiền vào hoặc tài sản khác). [IAS 38.8] 

Tài sản vô hình được ghi nhận khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

  • Gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (Future economic benefits)
  • Giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy (Cost can be measured reliably)
  • Được kiểm soát bởi doanh nghiệp (Control by entity)
  • Có thể xác định được (Identifiable)

Khả năng xác định: Một tài sản có thể xác định được nếu tài sản đó: [IAS 38.12]

  • Có thể tách biệt, nghĩa là có thể được tách hoặc chia ra khỏi đơn vị và được bán, chuyển giao, nhượng quyền, cho thuê hoặc được trao đổi đơn lẻ hoặc cùng với một hợp đồng liên quan, một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả xác định được bất kể đơn vị có dự định đó hay không; hoặc
  • Phát sinh từ các quyền lợi theo hợp đồng hoặc quyền lợi hợp pháp khác bất kể những quyền lợi này có thể chuyển giao hoặc tách ra khỏi đơn vị hoặc khỏi các quyền và nghĩa vụ khác hay không. 

Ví dụ về tài sản cố định vô hình:

  • Công nghệ được cấp bằng sáng chế, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu và bí mật thương mại
  • Nhãn hiệu, trang phục thương mại, tiêu đề báo, tên miền internet
  • tài liệu video và nghe nhìn (ví dụ: hình ảnh chuyển động, chương trình truyền hình)
  • Danh sách khách hàng
  • Cấp phép dịch vụ thế chấp
  • Bản quyền và thỏa thuận nhập khẩu
  • Hạn ngạch thỏa thuận
  • Nhượng quyền thương mại
  • Mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp (bao gồm cả danh sách khách hàng)
  • Quyền tiếp thị,…

Note: Lợi thế thương mại (Goodwill) tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp thì không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình.

Xem thêm:

Phạm vi áp dụng của IAS 38

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản vô hình, ngoại trừ các trường hợp sau: [IAS 38.2-3]

  • Tài sản tài chính (theo định nghĩa tại IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày);
  • Ghi nhận và xác định giá trị Các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá (tham chiếu IFRS 6 Thăm dò và Đánh giá tài nguyên khoáng sản);
  • Chi phí phát triển và chiết xuất khoảng sản, dầu, khí tự nhiên và các tài nguyên không tái tạo tương tự.
  • Tài sản vô hình phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm do các công ty bảo hiểm phát hành;
  • Tài sản vô hình trong phạm vi của chuẩn mực khác. 

Tiêu chí ghi nhận tài sản vô hình theo IAS 38

Điều kiện ghi nhận

Tiêu chuẩn ghi nhận: 

Tài sản vô hình được ghi nhận khi, và chỉ khi: [IAS 38.21]

  • Đơn vị có khả năng nhận được lợi ích kinh tế tương lai trực tiếp từ tài sản; và
  •  Giá trị của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.

Yêu cầu này áp dụng cho các chi phí phát sinh ban đầu để mua tài sản hoặc tạo ra tài sản vô hình từ nội bộ, và các chi phí phát sinh sau đó để gia tăng. Thay thế một phần, hoặc sửa chữa tài sản.

Đơn vị cần đánh giá khả năng phát sinh lợi ích kinh tế tương lai thông qua việc sử dụng các giả định hợp lý và được hỗ trợ, thể hiện ước tính tốt nhất của Ban Giám đốc về nhóm các điều kiện kinh tế sẽ tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. [IAS 38.33]

Nếu tiêu chí ghi nhận không đạt:

Nếu như việc thanh toán cho một tài sản vô hình bị kéo dài vượt quá thời hạn tín dụng thông thường, nguyên giá của tài sản sẽ là giá mua trả tiền ngay. Sự chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán sẽ được ghi nhận như chi phí lãi vay theo kỳ hạn thanh toán trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán IAS 23 Chi phí đi vay. [IAS 38.68]

Hợp nhất kinh doanh: Theo Chuẩn mực IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh, nếu một tài sản vô hình được hình thành từ việc hợp nhất kinh doanh, nguyên giá của tài sản vô hình đó là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua. Giá trị hợp lý của một tài sản vô hình sẽ phản ánh những kỳ vọng của các bên tham gia thị trường tại ngày mua về khả năng có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại. Nói cách khác, đơn vị dự tính sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai ngay cả khi chưa có sự chắc chắn về thời gian nhận được hoặc giá trị của nguồn thu đó. Do vậy tài sản vô hình hình thành từ việc hợp nhất kinh doanh luôn được coi là thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận dựa trên mức độ chắc chắn trong đoạn 21(a). Trường hợp nếu một tài sản được hình thành từ việc hợp nhất kinh doanh là một tài sản riêng biệt hoặc phát sinh từ các quyền theo hợp đồng hay từ các quyền lợi hợp pháp khác, đơn vị sẽ có đủ thông tin để xác định giá trị hợp lý của tài sản một cách đáng tin cậy. Do đó, tài sản vô hình hình thành từ việc hợp nhất kinh doanh luôn được coi là thỏa mãn tiêu chuẩn về việc xác định giá trị một cách đáng tin cậy trong đoạn 21(b).

Ghi nhận lại chi phí quá khứ: Chuẩn mực không cho phép đơn vị được ghi nhận lại các chi phí, liên quan đến tài sản vô hình, đã được ghi nhận là chi phí trong quá khứ vào nguyên giá tài sản cố định vô hình . [IAS 38.71]

Ghi nhận ban đầu: chi phí nghiên cứu và phát triển

  • Ghi nhận tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động nghiên cứu là chi phí; [IAS 38.54]
  • Ghi nhận các chi phí triển khai phát sinh là chi phí nếu các chi phí triển khai này không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là tài sản vô hình như trong đoạn 57; được ghi tăng giá trị ghi sổ của dự án được mua đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển nếu các chi phí triển khai này thỏa mãn điều kiện ghi nhận tại đoạn 57. [IAS 38.57]

Nếu đơn vị không thể tách biệt giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra một tài sản vô hình, thì đơn vị đó xử lý chi tiêu cho dự án đó như thể nó chỉ phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu.

Ghi nhận ban đầu: dự án nghiên cứu và phát triển có được trong quá trình hợp nhất kinh doanh

Tài sản vô hình không được ghi nhận từ việc nghiên cứu (hoặc từ giai đoạn nghiên cứu của một dự án nội bộ của đơn vị). Toàn bộ chi phí phát sinh từ việc nghiên cứu (hoặc trong giai đoạn nghiên cứu của một dự án nội bộ của đơn vị) được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ. [IAS 38.34]

Ghi nhận ban đầu: thương hiệu được tạo ra trong nội bộ, tiêu đề, tiêu đề, danh sách

Các nhãn hiệu hàng hóa, tiêu đề báo, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục khác tương tự về bản chất được hình thành trong nội bộ đơn vị không được ghi nhận là tài sản vô hình. [IAS 38.63]

Ghi nhận ban đầu: phần mềm máy tính

Nguyên giá tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc thiết kế, xây dựng, và chuẩn bị cho tài sản có khả năng hoạt động theo cách mà nhà quản lý dự tính. Ví dụ về các chi phí liên quan trực tiếp như sau:

  • chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra tài sản vô hình;
  •  tiền chi cho các lợi ích của người lao động (như định nghĩa trong IAS 19) để tạo ra tài sản đó;
  • chi phí đăng ký quyền pháp lý; và
  • chi phí khấu hao bằng phát minh sáng chế và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đó.

Ghi nhận ban đầu: một số loại chi phí xác định khác

Các khoản mục sau phải được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh bao gồm:

  • Chi phí cho các hoạt động thành lập đơn vị (tức là chi phí thành lập), trừ trường hợp các chi phí này bao gồm trong nguyên giá của tài sản cố định như bất động sản, nhà xưởng và thiết bị theo quy định của IAS 16. Chi phí thành lập có thể bao gồm các chi phí thành lập đơn vị như các chi phí pháp lý và phí hỗ trợ phát sinh trong quá trình thành lập một pháp nhân, chi phí để thành lập cơ sở, địa điểm kinh doanh mới (tức là chi phí trước thành lập) hoặc chi phí khởi động một hoạt động kinh doanh mới hoặc chi phí giới thiệu sản phẩm hoặc quy trình mới (tức là chi phí trước hoạt động). [IAS 38.69]
  • Chi phí đào tạo nhân viên. [IAS 38.69]
  • Chi phí cho hoạt động quảng cáo, quảng bá (bao gồm các danh mục đặt hàng qua thư). [IAS 38.69]
  • Chi phí chuyển dịch địa điểm hoặc chi phí tái tổ chức đơn vị. [IAS 38.69]

Với mục đích này, ‘khi phát sinh’ có nghĩa là khi đơn vị nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. Nếu đơn vị đã thanh toán trước cho các mặt hàng trên, khoản trả trước đó được ghi nhận là một tài sản cho đến khi đơn vị nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. [IAS 38.70]

Đo lường ban đầu

Tài sản vô hình ban đầu được đo lường theo giá gốc. [IAS 38.24]

Đo lường sau khi mua lại

Sau khi ghi nhận ban đầu, tài sản vô hình sẽ được theo dõi theo giá đánh giá lại bằng giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao lũy kế sau đó và lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản phát sinh từ sau thời điểm đánh giá lại nếu có. 

Nhằm mục đích đánh giá lại tài sản theo Chuẩn mực này, giá trị hợp lý sẽ được xác định bằng cách tham chiếu đến một thị trường hoạt động. Việc đánh giá lại tài sản nên được thực hiện đều đặn để tại thời điểm cuối kỳ báo cáo thì giá trị còn lại của tài sản không khác biệt trọng yếu so với giá trị hợp lý. [IAS 38.72]

Mô hình chi phí. 

Giá trị khấu hao của một tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn sẽ được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Việc khấu hao sẽ bắt đầu khi tài sản sẵn sàng sử dụng, tức là khi tài sản ở tại địa điểm và trong điều kiện cần thiết để có khả năng hoạt động theo cách mà nhà quản lý dự tính. Việc khấu hao sẽ dừng lại tại thời điểm sớm hơn trong hai thời điểm là ngày mà tài sản được phân loại là giữ để bán (hoặc có trong nhóm thanh lý mà được phân loại là giữ để bán) theo IFRS 5 và ngày mà tài sản được ghi giảm. 

Phương pháp khấu hao được sử dụng sẽ phản ánh cách thức mà các lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản dự tính được đơn vị thu được. Nếu cách thức đó không được xác định một cách đáng tin cậy, đơn vị sẽ dùng phương pháp khấu hao đường thẳng. Giá trị khấu hao được tính mỗi kỳ sẽ được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ trừ khi chuẩn mực này hoặc một chuẩn mực khác cho phép

Mô hình đánh giá lại. 

Phương pháp đánh giá lại được áp dụng sau khi một tài sản được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Tuy nhiên, nếu chỉ một phần nguyên giá của tài sản vô hình được ghi nhận là tài sản do trước một thời điểm nào đó tài sản này chưa đáp ứng được tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản (quy định tại đoạn 65) thì phương pháp đánh giá lại có thể được áp dụng cho toàn bộ tài sản đó. Phương pháp đánh giá lại cũng có thể được áp dụng cho một tài sản vô hình được Nhà nước cấp và đã được ghi nhận theo giá trị danh nghĩa. [IAS 38.74]

Trong suốt thời gian sử dụng của tài sản vô hình, ước tính về thời gian sử dụng hữu ích có thể trở nên không thích hợp. Ví dụ, việc ghi nhận lỗ do suy giảm giá trị có thể cho thấy rằng thời gian khấu hao cần phải thay đổi. [IAS 38.85] 

Phân loại tài sản vô hình dựa trên thời gian sử dụng hữu ích

Tài sản vô hình được phân loại là: [IAS 38.88]

Tuổi thọ không xác định: không có giới hạn có thể thấy trước trong khoảng thời gian mà tài sản dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền ròng cho đơn vị.

Tuổi thọ xác định: một khoảng thời gian giới hạn lợi ích cho đơn vị.

Đo lường sau khi mua lại: tài sản vô hình có tuổi thọ xác định

Nguyên giá trừ đi giá trị còn lại của tài sản vô hình, có thời gian sử dụng hữu ích xác định, được khấu hao trên cơ sở có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng: [IAS 38.97]

  • Phương pháp khấu hao phải phản ánh mô hình lợi ích.
  • Nếu mô hình không thể được xác định một cách đáng tin cậy, đơn vị khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
  • Khoản khấu hao được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ trừ khi một IFRS khác yêu cầu nó được tính vào chi phí của một tài sản khác.
  • Thời gian khấu hao phải được xem xét ít nhất hàng năm. [IAS 38.104]

Để xác định liệu một tài sản có bị suy giảm giá trị không, đơn vị áp dụng IAS 36. Chuẩn mực này giải thích thời điểm và cách thức đơn vị đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, cách thức đơn vị xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản và thời điểm đơn vị ghi nhận hoặc hoàn nhập dự phòng khoản lỗ do suy giảm giá trị. [IAS 18.92]

Chuẩn mực chứa một giả định có thể bác bỏ rằng phương pháp khấu hao dựa trên thu nhập tạo ra từ hoạt động có sử dụng tài sản vô hình là không phù hợp. Tuy nhiên, có những trường hợp hạn chế khi giả định có thể được khắc phục:

Tài sản vô hình được thể hiện như một thước đo doanh thu; và

có thể chứng minh rằng doanh thu và tiêu thụ lợi ích kinh tế của tài sản vô hình có mối tương quan cao. [IAS 38.98A]

Ví dụ trường hợp sử dụng phương pháp khấu hao dựa trên thu nhập tạo ra từ hoạt động có sử dụng tài sản vô hình là phù hợp

IAS 38 lưu ý rằng trong trường hợp yếu tố giới hạn chiếm ưu thế vốn có trong tài sản vô hình là thành tựu của ngưỡng doanh thu, doanh thu được tạo ra có thể là cơ sở thích hợp để khấu hao tài sản. Chuẩn mực cung cấp các ví dụ sau trong đó doanh thu được tạo có thể là cơ sở thích hợp để khấu hao: [IAS 38.98C]

Một sự nhượng bộ để thăm dò và khai thác vàng từ một mỏ vàng chỉ giới hạn ở một lượng doanh thu cố định được tạo ra từ việc khai thác vàng

Quyền vận hành đường thu phí dựa trên một lượng doanh thu cố định từ phí cầu đường tích lũy.

Đo lường sau khi mua lại: tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu ích không xác định được thời hạn

Một tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu ích không giới hạn sẽ không được khấu hao. [IAS 38.107]

Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình không được khấu hao sẽ được đánh giá lại từng kỳ để xác định liệu các sự kiện và tình huống có tiếp tục phù hợp với việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó là không giới hạn hay không. Nếu không, việc thay đổi đánh giá thời gian sử dụng hữu ích từ không giới hạn thành hữu hạn sẽ được hạch toán như một thay đổi ước tính kế toán theo quy định của IAS 8. [IAS 38.109]

Theo quy định trong IAS 36, việc đánh giá lại thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình là hữu hạn chứ không phải là không giới hạn là một dấu hiệu cho thấy tài sản có thể bị suy giảm giá trị. Vì vậy, đơn vị kiểm tra sự suy giảm giá trị của tài sản bằng cách so sánh giá trị có thể thu hồi được của tài sản, theo quy định trong IAS 36, với giá trị ghi sổ của tài sản, và ghi nhận phần giá trị ghi sổ vượt quá giá trị có thể thu hồi được như là một khoản lỗ do suy giảm giá trị . [IAS 38.111] 

Khoản chi sau ghi nhận ban đầu

Do bản chất của tài sản vô hình, nên chỉ tiêu sau đó sẽ hiếm khi đáp ứng các điều kiện để được ghi nhận trong giá trị ghi sổ của tài sản. [IAS 38.20] Chỉ tiêu sau đó cho các nhãn hiệu, tiêu đề quảng cáo, tiêu đề xuất bản, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự luôn được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi phát sinh. [IAS 38,63]

Bài tập minh hoạ

Example 1:

Doug Co is developing a new production process. During 20X3, expenditure incurred was $100,000, of which $90,000 was incurred before 1 Dec 20X3 and $10,000 between 1 Dec 20X3 and 31 Dec 20X3. Doug Co can demonstrate that, at 1 Dec 20X3, the production process met the criteria for recognition as an intangible asset. The recoverable amount of the know-how embodied in the process is estimated to be $50,000.

How should the expenditure be treated?

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài, tại 1/12/20X3 quá trình sản xuất đã đáp ứng các điều kiện để ghi nhận là tài sản vô hình (met the criteria for recognition as an intangible asset). Do đó,

  • Chi phí phát sinh trước ngày 1/12/20X3 là $90,000 sẽ được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ.
  • Chi phí phát sinh sau ngày 1/12/20X3 đến ngày 31/12/20X3 được ghi nhận như là tài sản vô hình với nguyên giá là $10,000.

Example 2:

Amco Co carries out research and development. In the year ended 30 June 20X5, Amco incurred costs in relation to project X of $750,000. These ws incurred at the same amount each month from 1 July 20X4 to 30 April 20X5, when the project was completed. The project produced by the project went on sale from 31 May 20X5.

The project had been confirmed as feasible on 1 Jan 20X5, and the project produced by the project was expected to have a useful life of five years.

What is the carrying amount of the development expenditure asset as at 30 June 20X5?

Hướng dẫn giải:

Chi phí phát sinh hàng tháng từ 1 July 20X4 tới 30 April 20X5, tuy nhiên dự án được xác nhận là khả thi tại 1 Jan 20X5, do đó chi phí phát sinh sau ngày 1 Jan 20X5 được vốn hóa vào giá trị tài sản, chi phí phát sinh trước ngày 1 Jan 20X5 được ghi nhận vào chi phí trong kì.

Chi phí được vốn hóa (Capitalised) của tài sản là: (750,000/10) x 4 = $300,000

Từ 31 May 20X5, sản phẩm được sản xuất từ dự án “went on sale”, do đó trích khấu hao từ 31 May 20X5:

Chi phí khấu hao (Amortisation) tính tới 30 June 20X5 là: (300,000/5) x 1/12 = $5,000

Carrying amount của tài sản tại 30 June 20X5 là: $300,000 – $5,000 = $295,000

Trong bài viết này, Học viện Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 38 (IAS 38) – Bản tiếng Việt – Tài sản vô hình. Bài viết giúp các bạn đọc nắm rõ IAS 38 là một chuẩn mực kế toán quan trọng, cung cấp hướng dẫn về việc ghi nhận, đo lường và trình bày thông tin về tài sản vô hình. Chuẩn mực này giúp đảm bảo rằng thông tin về tài sản vô hình được công bố một cách trung thực và đầy đủ, giúp nhà đầu tư và các bên liên quan khác đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả.