Khi ban hành quyết định kiểm toán nhà nước có bắt buộc phải căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán hằng năm không?

Khi ban hành quyết định kiểm toán nhà nước có bắt buộc phải căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán hằng năm không?

Khi ban hành quyết định kiểm toán nhà nước có bắt buộc phải căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán hằng năm không? Thời hạn kiểm toán nhà nước là bao lâu? Việc kiểm toán có bắt buộc phải được thực hiện tại trụ sở Kiểm toán nhà nước hay không?

Khi ban hành quyết định kiểm toán nhà nước có bắt buộc phải căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán hằng năm không?

Căn cứ Điều 30 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định các căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán như sau:

Căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán khi có một trong các căn cứ sau đây:

  1. Kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước;
  2. Yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  3. Đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này và được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp nhận.

Theo đó, khi có một trong các căn cứ sau đây thì Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán:

– Kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước;

– Yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

– Đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này và được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp nhận.

Như vậy, việc ban hành quyết định kiểm toán nhà nước không bắt buộc phải căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước.

Thời hạn kiểm toán nhà nước là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 về thời hạn kiểm toán như sau:

Thời hạn kiểm toán

  1. Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
  2. Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
  3. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.

Theo đó, thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.

Tuy nhiên, đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc thìTổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.

Trường hợp vụ việc phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán chậm nhất là 03 ngày làm việc và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký, trừ trường hợp kiểm toán đột xuất.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cần phải thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước phải quyết định bằng văn bản và gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán theo thời hạn nêu trên.

 

Việc kiểm toán có bắt buộc phải được thực hiện tại trụ sở Kiểm toán nhà nước hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 về địa điểm kiểm toán như sau:

Địa điểm kiểm toán

  1. Việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
  2. Trường hợp việc kiểm toán được thực hiện ngoài trụ sở đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Theo như quy định trên, thì việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Như vậy, có thể thấy việc kiểm toán không bắt buộc phải được thực hiện tại trụ sở Kiểm toán nhà nước.

Lưu ý: Trường hợp việc kiểm toán được thực hiện ngoài trụ sở đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Nội dung kiểm toán theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, cụ thể:

– Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;

– Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;

– Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.