Tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng phản ánh nội dung gì? Kết cấu và nội dung quy định ra sao?

Hướng dẫn tài khoản 337 (thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)

Tham vấn bởi luật sư Nguyễn Thụy Hân

Chuyên viên pháp lý Văn Tài

16:09 03/04/23

PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 337 (thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:

4. Nguyên tắc kế toán tài khoản 337 (quỹ dự phòng nghiệp vụ) đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 177/2015/TT-BTC, đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, nguyên tắc kế toán Tài khoản 337 (quỹ dự phòng nghiệp vụ) được quy định như sau:

– Tài khoản tài khoản 337 (quỹ dự phòng nghiệp vụ) dùng để phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tài khoản tài khoản 337 (quỹ dự phòng nghiệp vụ) chỉ sử dụng tại Trụ sở chính mà không sử dụng ở các Chi nhánh.

– Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ thực hiện theo quy định của chế độ tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

– Quỹ dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ các nguồn:

+ Thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định;

+ Các khoản tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận được cấp có thẩm quyền xử lý cho phép ghi tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ theo quy định;

+ Số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định;

+ Chênh lệch thu, chi hoạt động (lãi) còn lại hàng năm sau khi trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định (nếu có).

– Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được ghi giảm trong các trường hợp:

+ Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi;

+ Xóa nợ phí bảo hiểm tiền gửi phải thu của các kỳ trước.

– Việc ghi tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ được ghi nhận theo số phải thu về phí bảo hiểm tiền gửi và các khoản phải thu khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi phát sinh trong kỳ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được ghi giảm khi có quyết định của Trụ sở chính về chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền hoặc khi có quyết định của cấp có thẩm quyền xóa nợ phí bảo hiểm tiền gửi phải thu của các kỳ trước.

phản ánh của tài khoản 337 (quỹ dự phòng nghiệp vụ) đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 177/2015/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 337 (quỹ dự phòng nghiệp vụ) đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như sau:

– Bên Nợ: Quỹ dự phòng nghiệp vụ giảm do:

+ Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền;

+ Xóa nợ phí bảo hiểm tiền gửi phải thu của các kỳ trước.

– Bên Có: Quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng do:

+ Thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận;

+ Số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

+ Chênh lệch thu, chi hoạt động (lãi) còn lại hàng năm sau khi trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

+ Số dư bên Có: Quỹ dự phòng nghiệp vụ còn lại cuối kỳ.

6. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 177/2015/TT-BTC, phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của Tài khoản 337 (quỹ dự phòng nghiệp vụ) đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như sau:

6.1. Kết chuyển phí bảo hiểm tiền gửi phải thu phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ, kết chuyển số phí bảo hiểm tiền gửi phải thu phát sinh trong kỳ ghi tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ:

– Nợ tài khoản 3385 – Phí bảo hiểm tiền gửi chờ kết chuyển

– Có tài khoản 337 – Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

6.2. Trích lập dự phòng nghiệp vụ từ thu nhập hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Kế toán trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ từ thu nhập hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:

– Cuối tháng hoặc quý, căn cứ vào tỷ lệ được phép trích, Trụ sở chính tạm trích một phần từ thu nhập hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để trang trải chi phí hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vào thu hoạt động tài chính. Phần thu nhập từ thu nhập hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi còn lại hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ, ghi:

Nợ tài khoản 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Có tài khoản 337 – Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

– Cuối năm, căn cứ vào số tiền thu được từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của năm, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định số được trích vào quỹ dự phòng nghiệp vụ của cả năm sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vào thu hoạt động tài chính:

+ Nếu số được trích Quỹ dự phòng nghiệp vụ cả năm lớn hơn số đã tạm trích hàng tháng hoặc quý trong năm, thì số chênh lệch ghi tăng quỹ, ghi:

Nợ tài khoản 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Có tài khoản 337 – Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

+ Nếu số được trích Quỹ dự phòng nghiệp vụ cả năm nhỏ hơn số đã tạm trích hàng tháng hoặc quý trong năm, thì số chênh lệch ghi giảm quỹ, ghi:

Nợ tài khoản 337 – Quỹ dự phòng nghiệp vụ

Có tài khoản 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.