07 chứng từ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200? Hướng dẫn lập? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu?
07 chứng từ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200?
07 chứng từ kế toán hàng tồn kho được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
STT |
II. Hàng tồn kho |
Ký hiệu |
Tải về |
1 |
Phiếu nhập kho |
01-VT |
|
2 |
Phiếu xuất kho |
02-VT |
|
3 |
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá |
03-VT |
|
4 |
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ |
04-VT |
|
5 |
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá |
05-VT |
|
6 |
Bảng kê mua hàng |
06-VT |
|
7 |
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ |
07-VT |
Hướng dẫn lập 07 chứng từ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200?
Hướng dẫn lập 07 chứng từ kế toán hàng tồn kho được hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Mục đích lập 07 chứng từ kế toán hàng tồn kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, làm căn cứ kiểm tra tình hình sử dụng, dự trữ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý hàng tồn kho.
A. PHIẾU NHẬP KHO – Mẫu số 01- VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.
Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).
Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.
Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,… tuỳ theo qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực nhập.
Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.
Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.