Việc không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau việc không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh A.L.Q đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có phải bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho bên thứ 3 không?

Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;

2. Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

3. Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;

4. Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;

5. Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này khi có yêu cầu;

7. Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp Luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Như vậy, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải có nghĩa vụ trong việc bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác (bên thứ 3).

Việc không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai không đầy đủ thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội trên trang chủ của mạng xã hội;

b) Không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng;

c) Không thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm, rủi ro khi lưu trữ trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng;

d) Không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba;

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, việc tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập không?

Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.

2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.

3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Như vậy, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập theo quy định.