Trạm thu phí đường bộ là gì? Trạm thu phí đường bộ có hoạt động vào các ngày nghỉ, ngày lễ không?

Tôi có một vài thắc mắc mong được giải đáp, cụ thể như sau: Trạm thu phí đường bộ là gì? Trạm thu phí đường bộ có hoạt động vào các ngày nghỉ, ngày lễ không? Câu hỏi của anh A từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Trạm thu phí đường bộ là gì? Trạm thu phí đường bộ có hoạt động vào các ngày nghỉ, ngày lễ không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT thì trạm thu phí đường bộ được hiểu là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Thời gian làm việc của trạm thu phí đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT như sau:

Thời gian làm việc, trang phục phù hiệu
1. Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ (trừ những trường hợp dừng thu, tạm dừng thu khi có văn bản của cấp có thẩm quyền).

Như vậy, theo quy định, trạm thu phí đường bộ hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ (trừ những trường hợp dừng thu, tạm dừng thu khi có văn bản của cấp có thẩm quyền).

Thành lập trạm thu phí đường bộ dựa trên những tiêu chí nào?

Tiêu chí thành lập trạm thu phí đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT như sau:

Nguyên tắc hoạt động trạm thu phí đường bộ
1. Tiêu chí thành lập trạm thu phí đường bộ:
a) Phải đặt trong phạm vi của dự án (không áp dụng với phương thức thu phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này).
b) Phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Thực hiện hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và sử dụng công nghệ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tiên tiến, hiện đại; trường hợp áp dụng hình thức khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
d) Trường hợp trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đối tác công tư phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.
e) Công khai vị trí trạm thu phí trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương; tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi đặt trạm thu phí kể từ khi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, theo quy định, việc thành lập trạm thu phí đường bộ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau đây:

– Phải đặt trong phạm vi của dự án (không áp dụng với phương thức thu phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này).

– Phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

– Thực hiện hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và sử dụng công nghệ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tiên tiến, hiện đại;

Trường hợp áp dụng hình thức khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

– Trường hợp trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đối tác công tư phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.

– Công khai vị trí trạm thu phí trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương; tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi đặt trạm thu phí kể từ khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được sử dụng để thực hiện những giao dịch nào?

Tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT như sau:

Mở và sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ của chủ phương tiện
1. Mở tài khoản, sử dụng tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ thực hiện theo Điều 10, Điều 11 Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg.
2. Toàn bộ số tiền trong tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải được quản lý độc lập và tách biệt với các khoản tiền khác của Nhà cung cấp dịch vụ thu và chỉ được sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
a) Nhận tiền nộp vào tài khoản trả trước;
b) Thanh toán các khoản phải hoàn trả cho chủ phương tiện;
c) Chuyển trả cho các Đơn vị quản lý thu; chi trả dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng cho Nhà cung cấp dịch vụ thu;
d) Nộp tiền vào ngân sách nhà nước tiền phạt theo quy định của pháp luật.
đ) Chi trả các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ (thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng theo quy định.

Như vậy, theo quy định, tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:

– Nhận tiền nộp vào tài khoản trả trước;

– Thanh toán các khoản phải hoàn trả cho chủ phương tiện;

– Chuyển trả cho các Đơn vị quản lý thu; chi trả dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng cho Nhà cung cấp dịch vụ thu;

– Nộp tiền vào ngân sách nhà nước tiền phạt theo quy định của pháp luật.

– Chi trả các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.