Tổng hợp 10 mẫu biểu hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước mới nhất? Tải về file word hồ sơ khai phí, lệ phí?

Tổng hợp 10 mẫu biểu hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước mới nhất? Tải về file word hồ sơ khai phí, lệ phí? Phạm vi ngân sách nhà nước được quy định như nào? 11 nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Tổng hợp 10 mẫu biểu hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước mới nhất? Tải về file word hồ sơ khai phí, lệ phí?

Tổng hợp mẫu biểu hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC cụ thể như sau:

STT

Tải về

Mẫu số

Tên mẫu biểu

1

Tải về

Mẫu số 01/PBVMT

Tờ khai phí bảo vệ môi trường (áp dụng đối với hoạt động khai thác khoáng sản)

2

Tải về

Mẫu số 02/PBVMT

Tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường (áp dụng đối với hoạt động khai thác khoáng sản)

3

Tải về

Mẫu số 01/PH

Tờ khai phí

4

Tải về

Mẫu số 02/PH

Tờ khai quyết toán phí

5

Tải về

Mẫu số 01/LPTB

Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với nhà, đất)

6

Tải về

Mẫu số 02/LPTB

Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển và tài sản khác trừ nhà, đất)

7

Tải về

Mẫu số 01/LP

Tờ khai lệ phí

8

Tải về

Mẫu số 01/PHLPNG

Tờ khai phí, lệ phí và các khoản thu khác do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu

9

Tải về

Mẫu số 02/PHLPNG

Tờ khai quyết toán phí, lệ phí và các khoản thu khác do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu

10

Tải về

Mẫu số 02-1/PHLPNG

Phụ lục bảng kê phí, lệ phí và các khoản thu khác phải nộp theo từng cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu

 

Phạm vi ngân sách nhà nước được quy định như nào?

Phạm vi ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 cụ thể như sau:

(1) Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

– Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

– Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

– Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

(2) Chi ngân sách nhà nước bao gồm:

– Chi đầu tư phát triển;

– Chi dự trữ quốc gia;

– Chi thường xuyên;

– Chi trả nợ lãi;

– Chi viện trợ;

– Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

(3) Bội chi ngân sách nhà nước.

(4) Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.

11 nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước là gì?

11 nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015 cụ thể như sau:

(1) Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

(2) Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

(3) Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

(4) Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

(5) Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

(6) Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

(7) Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội.

(8) Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

(9) Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

(10) Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

(11) Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.