Tổ chức quản trị rút gọn là gì? Giám đốc hợp tác xã theo tổ chức quản trị rút gọn có quyền bán những tài sản nào của hợp tác xã?



Tổ chức quản trị rút gọn là gì? Giám đốc hợp tác xã theo tổ chức quản trị rút gọn có quyền bán những tài sản nào của hợp tác xã? Ai có thẩm quyền miễn nhiệm Giám đốc hợp tác xã theo tổ chức quản trị rút gọn?



Tổ chức quản trị rút gọn là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Tổ chức quản trị

1. Tổ chức quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm hai loại:

a) Tổ chức quản trị đầy đủ bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc);

b) Tổ chức quản trị rút gọn bao gồm Đại hội thành viên, Giám đốc, kiểm soát viên.

2. Hợp tác xã quy mô nhỏ, vừa, lớn, liên hiệp hợp tác xã từ 10 thành viên trở lên phải tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ.

3. Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ, liên hiệp hợp tác xã dưới 10 thành viên có thể tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ hoặc tổ chức quản trị rút gọn.

4. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang tổ chức theo tổ chức quản trị rút gọn phát triển thành hợp tác xã quy mô nhỏ, vừa, lớn, liên hiệp hợp tác xã từ 10 thành viên trở lên thì Đại hội thành viên gần nhất phải quyết định việc chuyển sang tổ chức quản trị đầy đủ.

Như vậy, tổ chức quản trị rút gọn là một loại hình tổ chức của hợp tác xã. Theo đó, nếu hợp tác xã tổ chức theo hình thức quản trị rút gọn thì cơ cấu quản lý của hợp tác xã bao gồm Đại hội thành viên, Giám đốc, kiểm soát viên.

Tổ chức quản trị rút gọn là gì?

Tổ chức quản trị rút gọn là gì? (hình từ internet)

Ai có thẩm quyền miễn nhiệm Giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị rút gọn?

Căn cứ theo Điều 70 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về thẩm quyền của Đại hội thành viên hợp tác xã theo tổ chức quản trị rút gọn như sau:

Thẩm quyền của Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn

4. Thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên danh, liên kết; tham gia vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác, tổ chức đại diện.

5. Thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; việc huy động vốn; việc trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp; định giá hoặc thông qua kết quả định giá tài sản và tài sản chung không chia; quy chế quản lý, sử dụng tài sản và quỹ.

6. Thông qua tổ chức quản trị, quy chế quản trị nội bộ; phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; việc tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

7. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, kiểm soát viên; quyết định số lượng, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm người đại diện theo pháp luật.

8. Quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; khen thưởng, kỷ luật thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn.

9. Thông qua việc kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ.

10. Thẩm quyền khác do Đại hội thành viên quyết định nhưng không trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định trên Đại hội thành viên có thẩm quyền miễn nhiệm Giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị rút gọn.

Giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị rút gọn có quyền bán những tài sản nào của hợp tác xã?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 71 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị rút gọn như sau:

Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn

3. Giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

d) Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; quyết định địa điểm kinh doanh; báo cáo Đại hội thành viên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; công tác phát triển thành viên;

đ) Chịu trách nhiệm trong hoạt động mua chung, bán chung sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

e) Quyết định việc chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do Đại hội thành viên giao; quyết định đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị dưới 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

g) Quản lý thành viên, thông báo nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên tới các thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn; kết nạp, chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn theo quy định của Luật này, Điều lệ và báo cáo với Đại hội thành viên gần nhất; tuyển dụng lao động; đánh giá kết quả làm việc của Phó Giám đốc (nếu có);

Như vậy, Giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị rút gọn có quyền quyết định đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị dưới 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã.