Thông tư 40/2021/TT-BTC về thuế GTGT thuế TNCN với hộ, cá nhân kinh doanh

THÔNG TƯ Số: 40/2021/TT-BTC

Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
(Ban hành ngày 01/6/2021, có hiệu lực từ ngày 01/8/2021)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:
a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức;
d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế TNCN;
đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; 
3. Cá nhân cho thuê tài sản;
4. Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
5. Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;
6. Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân;
7. Doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng đại lý bán đúng giá đối với xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp;
8. Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. “Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
2. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.
3. “Phương pháp kê khai” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.
4. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
5. “Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.
6. “Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh” là cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.
7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
9. “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
10. “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân” là tổ chức thỏa thuận với cá nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 504 Bộ Luật Dân sự ngày 24/11/2015 và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
11. “Hoạt động thương mại điện tử” là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
12. “Sản phẩm nội dung thông tin số” là sản phẩm nội dung, thông tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
13. “Dịch vụ nội dung thông tin số” là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
14. “Chi cục Thuế” bao gồm Chi cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực.
15. “Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế” bao gồm hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát các yếu tố sản xuất, kinh doanh; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế; cơ sở dữ liệu riêng. Các yếu tố sản xuất, kinh doanh phải xác minh, khảo sát bao gồm: chi phí nhân công; chi phí điện; chi phí nước; chi phí viễn thông; chi phí thuê kho bãi, mặt bằng kinh doanh; chi phí quản lý; chi phí khác.
16. “Cơ sở dữ liệu riêng” là cơ sở dữ liệu do cơ quan thuế xây dựng và quản lý, sử dụng riêng cho từng địa phương.
Chương II
NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
Điều 4. Nguyên tắc tính thuế

Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

Điều 6. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh

Điều 7. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Điều 8. Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân

Điều 9. Phương pháp tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù

Điều 10. Căn cứ tính thuế

Chương III
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
Điều 11. Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
Điều 12. Quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Điều 13. Quản lý thuế đối với hộ khoán
Điều 14. Quản lý thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
Điều 15. Quản lý thuế đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp, hoạt động kinh doanh khác
Điều 16. Quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ TRONG VIỆC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Thuế
Điều 18. Trách nhiệm của Cục Thuế
Điều 19. Trách nhiệm của Chi cục Thuế
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021.
2. Trường hợp cá nhân có phát sinh hợp đồng cho thuê tài sản trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp theo các quy định trước ngày hiệu lực Thông tư này.
3. Việc thông báo thời hạn nộp thuế khoán của năm 2021 thực hiện theo các quy định trước thời điểm hiệu lực của Thông tư này đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu cơ quan thuế đã quản lý thuế theo phương pháp khoán trước thời điểm hiệu lực của Thông tư này và không có yêu cầu chuyển đổi phương pháp tính thuế thì tiếp tục nộp thuế theo phương pháp khoán đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
5. Tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo hướng dẫn tại Thông tư này kể từ thời điểm hiệu lực của Thông tư.
6. Bãi bỏ chương I và chương II Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để nghiên cứu giải quyết./.
 

Thông tư 40/2021/TT-BTC Có 2 phụ lục, đó là: 

– PHỤ LỤC I: DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
– PHỤ LỤC II: DANH MỤC MẪU BIỂU

Các bạn muốn tải, muốn lấy toàn bộ nội dung của Thông tư 40/2021/TT-BTC các bạn gửi mail về địa chỉ cskh@ketoanviethung.vn
Kế Toán Việt Hưng sẽ gửi lại ngay cho các bạn tham khảo