Thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình là bao lâu? Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình?

 
 

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình là bao lâu? Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình?

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình là bao lâu? Có mấy phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình? Doanh nghiệp có phải thông báo với cơ quan thuế khi quyết định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình?

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình là bao lâu?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình như sau:

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình:

1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.

2. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

3. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

Theo đó, thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình do doanh nghiệp tự xác định nhưng tối đa không quá 20 năm.

Lưu ý:

– Đối với tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

– Đối với tài sản cố định vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

Ngoài ra, Điều 12 Thông tư 45/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC) có có hướng dẫn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định trong một số trường hợp đặc biệt, như sau:

– Đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (B.O.T); Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C), thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là thời gian khai thác hoàn vốn đầu tư của chủ đầu tư tại dự án.

Việc trích khấu hao tài sản cố định hình thành từ dự án theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu hàng năm phù hợp với thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của dự án (tương tự như phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm). Việc xác định giá trị tài sản cố định hình thành từ dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản.

– Đối với dây chuyền sản xuất có tính đặc thù quân sự và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại các công ty quốc phòng, công ty an ninh, thì căn cứ vào quy định tại Thông tư này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An quyết định khung thời gian trích khấu hao của các tài sản này.

 

Có mấy phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình?

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định được quy định tại Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

1. Các phương pháp trích khấu hao:

a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.

b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Theo đó, có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình, cụ thể như sau:

– Phương pháp khấu hao đường thẳng.

– Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

– Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

 Tải về Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định

 Tải về Hướng dẫn chi tiết phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Doanh nghiệp có phải thông báo với cơ quan thuế khi quyết định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình?

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Theo quy định này thì doanh nghiệp được tự quyết định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình và phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.