Thành viên liên kết góp vốn có phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã hay không?



Thành viên liên kết góp vốn có phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã hay không? Thành viên liên kết góp vốn không sử dụng sản phẩm của hợp tác xã trong thời gian dài thì có bị chấm dứt tư cách thành viên không?



Thành viên liên kết góp vốn có phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Nghĩa vụ của thành viên liên hiệp hợp tác xã

1. Thành viên chính thức có nghĩa vụ sau đây:

a) Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;

b) Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với liên hiệp hợp tác xã;

c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp;

d) Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

đ) Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;

e) Nghĩa vụ khác theo quy dinh của pháp luật và Điều lệ.

2. Thành viên liên kết góp vốn có nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

3. Thành viên liên kết không góp vốn có nghĩa vụ sau đây:

a) Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ. Phí thành viên không phải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí;

b) Nghĩa vụ quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1 Điều này.

Theo đó, thành viên liên kết góp vốn sẽ có nghĩa vụ tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều 36 Luật Hợp tác xã 2023.

Cùng với đó, thì tại điểm d khoản 1 Điều 36 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định về việc “bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật”.

Do đó, thành viên liên kết góp vốn sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Thành viên liên kết góp vốn có phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã hay không?

Thành viên liên kết góp vốn có phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã hay không? (Hình từ Internet)

Thành viên liên kết góp vốn không sử dụng sản phẩm của hợp tác xã trong thời gian dài thì có bị chấm dứt tư cách thành viên không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã

1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên chính thức bao gồm:

a) Thành viên chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

b) Liên hiệp hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

c) Thành viên tự nguyện ra khối liên hiệp hợp tác xã;

d) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;

đ) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;

e) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.

2. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết góp vốn theo quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này.

Theo đó, thành viên liên kết góp vốn sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã theo quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 37 Luật Hợp tác xã 2023.

Vì lẽ đó, thì thành viên liên kết góp vốn không thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 37 Luật Hợp tác xã 2023 như sau: “thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ”.

Do đó, thành viên liên kết góp vốn sẽ không bị chấm dứt tư cách thành viên khi không sử dụng sản phẩm của hợp tác xã trong thời gian dài.

Việc thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã cần thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định về việc thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với hợp tác xã như sau:

– Trường hợp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

– Trường hợp hợp tác xã có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì gửi hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá 12 tháng.

– Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã bao gồm các giấy tờ sau:

+ Thông báo tạm ngừng kinh doanh;

+ Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh;

+ Bản sao hoặc bản chính nghị quyết của Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh.

– Sau khi nhận hồ sơ thông báo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cập nhật tình trạng pháp lý của hợp tác xã và tình trạng pháp lý của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã trong tình trạng “Đang hoạt động” sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”.

– Hợp tác xã có thể thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại đồng thời với thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cập nhật tình trạng pháp lý của hợp tác xã đồng thời với tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã.