Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã có thể đồng thời là kế toán trưởng của hợp tác xã không?

Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã có thể đồng thời là kế toán trưởng của hợp tác xã không?

Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã có thể đồng thời là kế toán trưởng của hợp tác xã không? Thành viên nào của hợp tác xã được ứng cử làm thành viên Hội đồng quản trị? Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 62 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán

1. Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức;

b) Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên khác của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Giám đốc (Tổng giám đốc) của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ có thể thuê Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quyết định của Đại hội thành viên.

Như vậy, thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã không được đồng thời là kế toán trưởng của cùng một hợp tác xã.

Thành viên nào của hợp tác xã được ứng cử làm thành viên Hội đồng quản trị?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Quyền của thành viên hợp tác xã

1. Thành viên chính thức có quyền sau đây:

d) Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;

đ) Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;

e) Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;

g) Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;

2. Thành viên liên kết góp vốn có quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại các điểm b, c, g, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này;

b) Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.

3. Thành viên liên kết không góp vốn có quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại các điểm a, c, i, k, n và o khoản 1 Điều này;

Như vậy, theo quy định trên thì chỉ có thành viên chính thức của hợp tác xã mới được đề cử làm thành viên Hội đồng quản trị.

Miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 63 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người giữ các chức danh trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này;

b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;

c) Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

d) Tổ chức mà Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là người đại diện bị mất tư cách pháp nhân hoặc bị chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ và hợp đồng lao động.

2. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.

Như vậy, Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

– Không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 62 Luật Hợp tác xã 2023;

– Có đơn từ chức và được chấp thuận;

– Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Tổ chức mà Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là người đại diện bị mất tư cách pháp nhân hoặc bị chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ và hợp đồng lao động.

Lưu ý: Thành viên Hội đồng quản trị sau khi bị miễn nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.