[Tặng Miễn Phí] Tài liệu IFRS đầy đủ và chi tiết

Việc thấu hiểu IFRS là rất quan trọng, vì nó không chỉ giúp bạn đón đầu xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn, gia nhập đội ngũ quản lý tại các công ty đa quốc gia và có cơ hội sở hữu mức lương “khủng” đáng mơ ước. Hiện nay có rất nhiều kế – kiểm đã “tranh thủ” trang bị cho mình các kỹ năng chuyển đổi từ VAS sang IFRS và các chứng chỉ liên quan như: Chứng chỉ lập báo cáo tài chính quốc tế DipIFR, CertIFR.

Tuy nhiên vẫn còn một số rào cản như thiếu tài liệu học uy tín, chưa tìm được các bản dịch tiếng việt chuẩn về các chuẩn mực quốc tế IFRS, vì vậy Taca gửi tặng bạn trọn bộ IFRS bao gồm:

  • Gần 40 chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS (bản dịch tiếng việt)
  • Bộ từ điển IFRS
  • Các bước lập bảng cân đối kế toán hợp nhất theo IFRS
  • Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IFRS
  • Bộ bài tập về chuẩn mực IFRS

1. Bộ gần 40 chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS (bản dịch)

Tài liệu sẽ cung cấp các bản dịch tiếng việt gồm gần 40 chuẩn mực như:

  • IAS 16 Bất động sản, nhà máy và thiết bị
  • IAS 38 Tài sản vô hình
  • IAS 40 Tài sản đầu tư
  • IAS 36 Lỗ do suy giảm giá trị tài sản
  • IAS 23 Chi phí đi vay
  • IAS 20 Kế toán cho các khoản ưu đãi tài chính từ chính phủ và trình bày sự hỗ trợ từ chính phủ
  • IAS 2 Hàng tồn kho
  • IFRS 16 Thuê tài sản
  • IFRS 5 Tài sản dài hạn chờ để bán khi hoạt động gián đoạn
  • FRS 13 Xác định giá trị hợp lý
  • IAS 32 Các công cụ tài chính: cách trình bày
  • IFRS 9 Các công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường
  • IFRS 7 Các công cụ tài chính: thuyết minh
  • IAS 37 Dự phòng: nợ phải trả và tài sản tiềm tàng
  • IAS 10 Các sự kiện sau niên độ báo cáo
  • IAS 19 Lợi ích của người lao động
  • IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
  • IAS 41 Nông nghiệp
  • IFRS 6 Thăm dò và định giá tài nguyên khoáng
  • IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất
  • IAS 27 (đc 2011) Các báo cáo tài chính đơn lẻ
  • IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh
  • IAS 28 (đc 2011) Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh
  • IFRS 11 Thỏa thuận liên doanh
  • IFRS 12 Thuyết minh về lợi ích của các đơn vị khác
  • IAS 21 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
  • IAS 29 Lập BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát
  • IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • IAS 24 – Trình bày các bên liên quan
  • IAS 33 – Lãi trên mỗi cổ phiếu
  • IAS 34 – Lập báo cáo tài chính giữa niên độ
  • IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm
  • IFRS 1 – Áp dụng lần đầu IFRS
  • IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh
 

2. Khung báo cáo tài chính theo IFRS

Khung báo cáo tài chính theo IFRS sẽ gồm:

  • Khung kế toán (the accounting framework) – trình bày trung thực và tuân thủ IFRS, khung khái niệm về lập BCTC, trình bày BCTC…
  • Ghi nhận doanh thu
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ
[Tặng Miễn Phí] Tài liệu IFRS đầy đủ và chi tiết

Nội dung quan trọng trong khung BCTC

4. Tài liệu hợp nhất bảng cân đối kế toán

Tài liệu này sẽ cung cấp nguyên tắc hợp nhất: Cộng toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty con và công ty mẹ với nhau theo từng dòng trên SoFP. Đối với vốn chủ sở hữu…Các bước lập bảng cân đối kế toán hợp nhất và cách xử lý một số tình huống thường gặp.

5. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IFRS

Trong tài liệu không chỉ giúp bạn thấu hiểu các hoạt động chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mà còn thấu hiểu về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

6. Bộ bài tập về chuẩn mực IFRS

Đây là tài liệu sẽ giúp bạn rèn luyện kiến thức liên quan tới thi chứng chỉ IFRS, bao gồm các hình thức test kiến thức dưới dạng trắc nghiệm và bài tập liên quan đến những chuẩn mực quan trọng như: IAS 12 (thuế thu nhập doanh nghiệp, IAS 16 (bất động sản, nhà xưởng, thiết bị), IAS 1 (trình bày BCTC), IFRS 15 (doanh thu từ hợp đồng với khách hàng), IFRS 16 (thuê tài sản).

Các lưu ý quan trọng khi chuyển đổi các khoản mục quan trọng trên BCTC 

1. Tài sản cố định hữu hình

  • IAS 16 không quy định về giá trị tối thiểu của TSCĐ như VAS 03 là 30 triệu đồng. Vì vậy khi chuyển đổi sang IFRS, BCTC sẽ ghi nhận một khoản tăng lên số dư TSCĐ được phân loại lại từ công cụ, dụng cụ theo VAS.
  • Đối với các doanh nghiệp phải hoàn trả mặt bằng về trạng thái ban đầu sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cần ước tính các chi phí hoàn nguyên để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ.
  • Theo VAS 04, đất hay quyền sử dụng đất đang được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Tuy nhiên, theo IAS 16, chúng được ghi nhận là TSCĐ hữu hình. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân loại lại tài sản này khi chuyển đổi.
  • Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa Mô hình giá gốc và Mô hình đánh giá lại để đo lường sau ghi nhận ban đầu. Đối với các TSCĐ ghi nhận theo giá trị hợp lý (Fair value), cần có phương án để đo lường như sử dụng dịch vụ của các công ty định giá. Doanh nghiệp có thể lường trước được việc sẽ phải ghi nhận các khoản giảm giá trị đối với tài sản bị tổn thất.

2. Tài sản cố định vô hình

  • IAS 38 không quy định về giá trị tối thiểu của TSCĐ như VAS 04 là 30 triệu đồng. Vì vậy khi chuyển đổi sang IFRS, BCTC sẽ ghi nhận một khoản tăng lên giá trị đáng kể số dư TSCĐ vô hình đang được ghi nhận là công cụ dụng cụ theo VAS.
  • Như đã đề cập ở phần trên, doanh nghiệp cần phân loại lại đất hay quyền sử dụng đất từ TSCĐ vô hình sang TSCĐ hữu hình.
  • Tương tự như TSCĐ hữu hình, IAS 38 cho phép sử dụng Mô hình giá gốc và Mô hình đánh giá lại để đo lường sau khi nhận ban đầu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải kiểm tra việc giảm giá trị của các TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng vô hạn, lợi thế thương mại và các TSCĐ vô hình không sẵn sàng để sử dụng.

3. Tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính

  • IFRS 9 – Công cụ tài chính quy định về việc ghi nhận ban đầu, sau ghi nhận ban đầu, đo lường, phân loại và dừng ghi nhận đối với Tài sản tài chính và Nợ phải trả tài chính (gọi chung là Công cụ tài chính). Công cụ tài chính được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Sau đó chúng được phân loại thành 2 nhóm: nhóm được ghi nhận theo giá trị phân bổ và nhóm được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Việc phân loại dựa trên đặc điểm về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và bản chất của dòng tiền.
  • IFRS 1 cho phép doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng hồi tố IFRS 9 cho giai đoạn so sánh. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng hồi tố, doanh nghiệp cần đánh giá phương pháp ghi nhận hiện tại đối với các Công cụ tài chính và thay đổi để phù hợp với IFRS 9.

4. Thuê tài sản

  • IFRS 16 – Thuê tài sản loại bỏ việc phân loại thuê hoạt động và thuê tài chính đối với bên đi thuê. Chuẩn mực yêu cầu ghi nhận Quyền sử dụng tài sản và Nợ thuê tài sản trên Báo cáo tình hình tài chính cùng với khấu hao tài sản và chi phí lãi suất tài chính đối với các khoản nợ thuê. Nghĩa vụ Nợ thuê tài sản được tính toán bằng cách chiết khấu về giá trị hiện tại các khoản thanh toán trong tương lai.
  • IFRS 16 cho phép doanh nghiệp miễn áp dụng nếu: hợp đồng cho thuê dưới 12 tháng và không có quyền chọn mua, hoặc tài sản thuê là tài sản có giá trị thấp.
  • IFRS 01 cho phép doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng IFRS 16 hồi tố hoặc không hồi tố cho giai đoạn so sánh khi lập BCTC lần đầu theo IFRS. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng hồi tố, doanh nghiệp cần rà soát lại các hợp đồng thuê tài sản, đàm phán lại các điều khoản hợp đồng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên các chỉ số tài chính có thể tác động đến các điều kiện của hợp đồng vay.

5. Doanh thu

  • IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng giới thiệu các quy tắc mới về việc ghi nhận doanh thu, trong đó có mô hình 5 bước. Doanh nghiệp cần xác định giá giao dịch riêng cho từng nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng và chỉ ghi nhận doanh thu khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
  • Phòng kế toán cần kết hợp với phòng pháp chế, phòng kinh doanh để xem lại các điều khoản của các hợp đồng kinh tế và đảm bảo việc ghi nhận doanh thu tuân thủ theo các yêu cầu của IFRS 15

Các yếu tố để chuyển đổi BCTC thành công

1. Lộ trình chuyển đổi rõ ràng và bắt đầu sớm

  • Để có thể chuyển đổi BCTC thành công, doanh nghiệp nên có một lộ trình chuyển đổi rõ ràng, bao gồm các giai đoạn: xác định phạm vi công việc, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, triển khai kế hoạch và giám sát quá trình. Để đảm bảo sự thành công, doanh nghiệp nên lập một đội dự án phụ trách xuyên suốt quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đầu tiên đến khi có thể lập BCTC theo IFRS. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Doanh nghiệp nên bắt đầu kế hoạch chuyển sớm vì thời điểm đang đến gần. Đối với những doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng IFRS sau năm 2025, ngày chuyển đổi BCTC là 01/01/2025 (tức là phải bắt đầu được thực hiện trong năm bắt đầu từ ngày 01/01/2024), đối với các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng IFRS, hạn cuối thậm chí còn đến sớm hơn. Theo ấn phẩm Chuyển đổi Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế tháng 01/2021 của Deloitte, trong quá khứ, nhiều doanh nghiệp ở châu Âu đã mắc phải sai lầm khi chuyển sang IFRS đó là họ không bắt đầu đủ sớm khiến cho nhiều doanh nghiệp không xác định được phạm vi công việc rõ ràng và không thể hoàn thành quá trình chuyển đổi theo thời gian dự kiến.

2. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

  • Doanh nghiệp nên có kế hoạch đào tạo bài bản, liên tục và lâu dài cho bộ phận kế toán và các bộ phận khác có liên quan như bộ phận kinh doanh, pháp chế, hoạch định chiến lược. Đối với các công ty mẹ có nhiều công ty con, đội ngũ kế toán của các công ty con này cũng cần được đào tạo kiến thức cơ bản về IFRS để phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin cho BCTC hợp nhất của tập đoàn. Ngoài ra, Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần được trang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản về tài chính kế toán và IFRS.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn, đào tạo của các công ty kiểm toán và nên tham gia các buổi hội thảo cập nhật kiến thức của Bộ Tài chính, Hội Kế toán, Kiểm toán Việt Nam và các hội nghề nghiệp như quốc tế ACCA, CPA Úc, ICAEW.

3. Tổ chức bộ máy kế toán và xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận

  • Doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy kế toán với các nhân sự chuyên trách về IFRS từ công ty mẹ đến các công ty con. Đồng thời xây dựng quy trình phối hợp cung cấp thông tin giữa các phòng ban.

4. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu

  • Hệ thống công nghệ thông tin nên hướng đến việc xây dựng một phần mềm ERP quản trị xuyên suốt các nguồn lực của doanh nghiệp, giúp đảm bảo việc cung cấp thông tin giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác, giữa công ty mẹ và các công ty con. Phần mềm này nên là phần mềm tự động hóa tối đa và có thể cung cấp số liệu thực tại bất kỳ thời điểm nào.

Trong giai đoạn đầu (ví dụ từ năm 2024 đến năm 2025), doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục lập song song 2 bộ BCTC: một bộ BCTC theo VAS để nộp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, một bộ BCTC theo IFRS để phục vụ cho mục đích so sánh thông tin. Như vậy, hệ thống phần mềm này cần đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán song song theo cả VAS và IFRS. Nếu không, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành lập các bút toán chuyển đổi một cách thủ công BCTC từ VAS sang IFRS.

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị các cơ sở dữ liệu chưa có khi áp dụng VAS như giá trị hợp lý, lãi suất hiệu quả, lãi suất cố định, lãi suất thả nổi. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị các thông tin phi tài chính như thị phần, tỷ lệ sản phẩm bảo hành để có thể lập các thuyết minh về BCTC theo IFRS.

5. Xây dựng quy trình chuyển đổi BCTC

Nên xây dựng một quy trình chuyển đổi BCTC phù hợp với đặc thù doanh nghiệp bao gồm trình tự các bước và hướng dẫn cụ thể. Quy trình này phải được phổ biến cho nhân sự phòng kế toán cũng như các bộ phận có liên quan, trong đó có quy định trách nhiệm của mỗi cá nhân phụ trách. Điều này sẽ giúp việc chuyển đổi BCTC của doanh nghiệp trở nên dễ kiểm soát hơn.

Hy vọng bộ tài liệu IFRS do Taca tổng hợp sẽ giúp ích bạn trong quá trình tìm hiểu về IFRS và thấu hiểu sâu sắc về các chuẩn mực quốc tế này!

Chúc các bạn thành công !

Tuy nhiên vẫn còn một số rào cản như thiếu tài liệu học uy tín, chưa tìm được các bản dịch tiếng việt chuẩn về các chuẩn mực quốc tế IFRS, vì vậy Taca gửi tặng bạn trọn bộ IFRS bao gồm:

  • Gần 40 chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS (bản dịch tiếng việt)
  • Bộ từ điển IFRS
  • Các bước lập bảng cân đối kế toán hợp nhất theo IFRS
  • Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IFRS
  • Bộ bài tập về chuẩn mực IFRS

1. Bộ gần 40 chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS (bản dịch)

Tài liệu sẽ cung cấp các bản dịch tiếng việt gồm gần 40 chuẩn mực như:

  • IAS 16 Bất động sản, nhà máy và thiết bị
  • IAS 38 Tài sản vô hình
  • IAS 40 Tài sản đầu tư
  • IAS 36 Lỗ do suy giảm giá trị tài sản
  • IAS 23 Chi phí đi vay
  • IAS 20 Kế toán cho các khoản ưu đãi tài chính từ chính phủ và trình bày sự hỗ trợ từ chính phủ
  • IAS 2 Hàng tồn kho
  • IFRS 16 Thuê tài sản
  • IFRS 5 Tài sản dài hạn chờ để bán khi hoạt động gián đoạn
  • FRS 13 Xác định giá trị hợp lý
  • IAS 32 Các công cụ tài chính: cách trình bày
  • IFRS 9 Các công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường
  • IFRS 7 Các công cụ tài chính: thuyết minh
  • IAS 37 Dự phòng: nợ phải trả và tài sản tiềm tàng
  • IAS 10 Các sự kiện sau niên độ báo cáo
  • IAS 19 Lợi ích của người lao động
  • IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
  • IAS 41 Nông nghiệp
  • IFRS 6 Thăm dò và định giá tài nguyên khoáng
  • IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất
  • IAS 27 (đc 2011) Các báo cáo tài chính đơn lẻ
  • IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh
  • IAS 28 (đc 2011) Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh
  • IFRS 11 Thỏa thuận liên doanh
  • IFRS 12 Thuyết minh về lợi ích của các đơn vị khác
  • IAS 21 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
  • IAS 29 Lập BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát
  • IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • IAS 24 – Trình bày các bên liên quan
  • IAS 33 – Lãi trên mỗi cổ phiếu
  • IAS 34 – Lập báo cáo tài chính giữa niên độ
  • IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm
  • IFRS 1 – Áp dụng lần đầu IFRS
  • IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh
 

2. Khung báo cáo tài chính theo IFRS

Khung báo cáo tài chính theo IFRS sẽ gồm:

  • Khung kế toán (the accounting framework) – trình bày trung thực và tuân thủ IFRS, khung khái niệm về lập BCTC, trình bày BCTC…
  • Ghi nhận doanh thu
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ
[Tặng Miễn Phí] Tài liệu IFRS đầy đủ và chi tiết

Nội dung quan trọng trong khung BCTC

4. Tài liệu hợp nhất bảng cân đối kế toán

Tài liệu này sẽ cung cấp nguyên tắc hợp nhất: Cộng toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty con và công ty mẹ với nhau theo từng dòng trên SoFP. Đối với vốn chủ sở hữu…Các bước lập bảng cân đối kế toán hợp nhất và cách xử lý một số tình huống thường gặp.

5. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IFRS

Trong tài liệu không chỉ giúp bạn thấu hiểu các hoạt động chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mà còn thấu hiểu về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

6. Bộ bài tập về chuẩn mực IFRS

Đây là tài liệu sẽ giúp bạn rèn luyện kiến thức liên quan tới thi chứng chỉ IFRS, bao gồm các hình thức test kiến thức dưới dạng trắc nghiệm và bài tập liên quan đến những chuẩn mực quan trọng như: IAS 12 (thuế thu nhập doanh nghiệp, IAS 16 (bất động sản, nhà xưởng, thiết bị), IAS 1 (trình bày BCTC), IFRS 15 (doanh thu từ hợp đồng với khách hàng), IFRS 16 (thuê tài sản).

Các lưu ý quan trọng khi chuyển đổi các khoản mục quan trọng trên BCTC 

1. Tài sản cố định hữu hình

  • IAS 16 không quy định về giá trị tối thiểu của TSCĐ như VAS 03 là 30 triệu đồng. Vì vậy khi chuyển đổi sang IFRS, BCTC sẽ ghi nhận một khoản tăng lên số dư TSCĐ được phân loại lại từ công cụ, dụng cụ theo VAS.
  • Đối với các doanh nghiệp phải hoàn trả mặt bằng về trạng thái ban đầu sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cần ước tính các chi phí hoàn nguyên để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ.
  • Theo VAS 04, đất hay quyền sử dụng đất đang được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Tuy nhiên, theo IAS 16, chúng được ghi nhận là TSCĐ hữu hình. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân loại lại tài sản này khi chuyển đổi.
  • Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa Mô hình giá gốc và Mô hình đánh giá lại để đo lường sau ghi nhận ban đầu. Đối với các TSCĐ ghi nhận theo giá trị hợp lý (Fair value), cần có phương án để đo lường như sử dụng dịch vụ của các công ty định giá. Doanh nghiệp có thể lường trước được việc sẽ phải ghi nhận các khoản giảm giá trị đối với tài sản bị tổn thất.

2. Tài sản cố định vô hình

  • IAS 38 không quy định về giá trị tối thiểu của TSCĐ như VAS 04 là 30 triệu đồng. Vì vậy khi chuyển đổi sang IFRS, BCTC sẽ ghi nhận một khoản tăng lên giá trị đáng kể số dư TSCĐ vô hình đang được ghi nhận là công cụ dụng cụ theo VAS.
  • Như đã đề cập ở phần trên, doanh nghiệp cần phân loại lại đất hay quyền sử dụng đất từ TSCĐ vô hình sang TSCĐ hữu hình.
  • Tương tự như TSCĐ hữu hình, IAS 38 cho phép sử dụng Mô hình giá gốc và Mô hình đánh giá lại để đo lường sau khi nhận ban đầu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải kiểm tra việc giảm giá trị của các TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng vô hạn, lợi thế thương mại và các TSCĐ vô hình không sẵn sàng để sử dụng.

3. Tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính

  • IFRS 9 – Công cụ tài chính quy định về việc ghi nhận ban đầu, sau ghi nhận ban đầu, đo lường, phân loại và dừng ghi nhận đối với Tài sản tài chính và Nợ phải trả tài chính (gọi chung là Công cụ tài chính). Công cụ tài chính được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Sau đó chúng được phân loại thành 2 nhóm: nhóm được ghi nhận theo giá trị phân bổ và nhóm được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Việc phân loại dựa trên đặc điểm về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và bản chất của dòng tiền.
  • IFRS 1 cho phép doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng hồi tố IFRS 9 cho giai đoạn so sánh. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng hồi tố, doanh nghiệp cần đánh giá phương pháp ghi nhận hiện tại đối với các Công cụ tài chính và thay đổi để phù hợp với IFRS 9.

4. Thuê tài sản

  • IFRS 16 – Thuê tài sản loại bỏ việc phân loại thuê hoạt động và thuê tài chính đối với bên đi thuê. Chuẩn mực yêu cầu ghi nhận Quyền sử dụng tài sản và Nợ thuê tài sản trên Báo cáo tình hình tài chính cùng với khấu hao tài sản và chi phí lãi suất tài chính đối với các khoản nợ thuê. Nghĩa vụ Nợ thuê tài sản được tính toán bằng cách chiết khấu về giá trị hiện tại các khoản thanh toán trong tương lai.
  • IFRS 16 cho phép doanh nghiệp miễn áp dụng nếu: hợp đồng cho thuê dưới 12 tháng và không có quyền chọn mua, hoặc tài sản thuê là tài sản có giá trị thấp.
  • IFRS 01 cho phép doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng IFRS 16 hồi tố hoặc không hồi tố cho giai đoạn so sánh khi lập BCTC lần đầu theo IFRS. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng hồi tố, doanh nghiệp cần rà soát lại các hợp đồng thuê tài sản, đàm phán lại các điều khoản hợp đồng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên các chỉ số tài chính có thể tác động đến các điều kiện của hợp đồng vay.

5. Doanh thu

  • IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng giới thiệu các quy tắc mới về việc ghi nhận doanh thu, trong đó có mô hình 5 bước. Doanh nghiệp cần xác định giá giao dịch riêng cho từng nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng và chỉ ghi nhận doanh thu khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
  • Phòng kế toán cần kết hợp với phòng pháp chế, phòng kinh doanh để xem lại các điều khoản của các hợp đồng kinh tế và đảm bảo việc ghi nhận doanh thu tuân thủ theo các yêu cầu của IFRS 15

Các yếu tố để chuyển đổi BCTC thành công

1. Lộ trình chuyển đổi rõ ràng và bắt đầu sớm

  • Để có thể chuyển đổi BCTC thành công, doanh nghiệp nên có một lộ trình chuyển đổi rõ ràng, bao gồm các giai đoạn: xác định phạm vi công việc, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, triển khai kế hoạch và giám sát quá trình. Để đảm bảo sự thành công, doanh nghiệp nên lập một đội dự án phụ trách xuyên suốt quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đầu tiên đến khi có thể lập BCTC theo IFRS. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Doanh nghiệp nên bắt đầu kế hoạch chuyển sớm vì thời điểm đang đến gần. Đối với những doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng IFRS sau năm 2025, ngày chuyển đổi BCTC là 01/01/2025 (tức là phải bắt đầu được thực hiện trong năm bắt đầu từ ngày 01/01/2024), đối với các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng IFRS, hạn cuối thậm chí còn đến sớm hơn. Theo ấn phẩm Chuyển đổi Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế tháng 01/2021 của Deloitte, trong quá khứ, nhiều doanh nghiệp ở châu Âu đã mắc phải sai lầm khi chuyển sang IFRS đó là họ không bắt đầu đủ sớm khiến cho nhiều doanh nghiệp không xác định được phạm vi công việc rõ ràng và không thể hoàn thành quá trình chuyển đổi theo thời gian dự kiến.

2. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

  • Doanh nghiệp nên có kế hoạch đào tạo bài bản, liên tục và lâu dài cho bộ phận kế toán và các bộ phận khác có liên quan như bộ phận kinh doanh, pháp chế, hoạch định chiến lược. Đối với các công ty mẹ có nhiều công ty con, đội ngũ kế toán của các công ty con này cũng cần được đào tạo kiến thức cơ bản về IFRS để phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin cho BCTC hợp nhất của tập đoàn. Ngoài ra, Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần được trang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản về tài chính kế toán và IFRS.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn, đào tạo của các công ty kiểm toán và nên tham gia các buổi hội thảo cập nhật kiến thức của Bộ Tài chính, Hội Kế toán, Kiểm toán Việt Nam và các hội nghề nghiệp như quốc tế ACCA, CPA Úc, ICAEW.

3. Tổ chức bộ máy kế toán và xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận

  • Doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy kế toán với các nhân sự chuyên trách về IFRS từ công ty mẹ đến các công ty con. Đồng thời xây dựng quy trình phối hợp cung cấp thông tin giữa các phòng ban.

4. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu

  • Hệ thống công nghệ thông tin nên hướng đến việc xây dựng một phần mềm ERP quản trị xuyên suốt các nguồn lực của doanh nghiệp, giúp đảm bảo việc cung cấp thông tin giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác, giữa công ty mẹ và các công ty con. Phần mềm này nên là phần mềm tự động hóa tối đa và có thể cung cấp số liệu thực tại bất kỳ thời điểm nào.

Trong giai đoạn đầu (ví dụ từ năm 2024 đến năm 2025), doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục lập song song 2 bộ BCTC: một bộ BCTC theo VAS để nộp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, một bộ BCTC theo IFRS để phục vụ cho mục đích so sánh thông tin. Như vậy, hệ thống phần mềm này cần đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán song song theo cả VAS và IFRS. Nếu không, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành lập các bút toán chuyển đổi một cách thủ công BCTC từ VAS sang IFRS.

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị các cơ sở dữ liệu chưa có khi áp dụng VAS như giá trị hợp lý, lãi suất hiệu quả, lãi suất cố định, lãi suất thả nổi. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị các thông tin phi tài chính như thị phần, tỷ lệ sản phẩm bảo hành để có thể lập các thuyết minh về BCTC theo IFRS.

5. Xây dựng quy trình chuyển đổi BCTC

Nên xây dựng một quy trình chuyển đổi BCTC phù hợp với đặc thù doanh nghiệp bao gồm trình tự các bước và hướng dẫn cụ thể. Quy trình này phải được phổ biến cho nhân sự phòng kế toán cũng như các bộ phận có liên quan, trong đó có quy định trách nhiệm của mỗi cá nhân phụ trách. Điều này sẽ giúp việc chuyển đổi BCTC của doanh nghiệp trở nên dễ kiểm soát hơn.

Hy vọng bộ tài liệu IFRS do Taca tổng hợp sẽ giúp ích bạn trong quá trình tìm hiểu về IFRS và thấu hiểu sâu sắc về các chuẩn mực quốc tế này!

Chúc các bạn thành công !