Tạm ngừng kinh doanh là gì? Liên hiệp hợp tác xã muốn tạm ngừng kinh doanh thì cần phải gửi thông báo đến cho cơ quan nào?



Tạm ngừng kinh doanh là gì? Liên hiệp hợp tác xã muốn tạm ngừng kinh doanh thì cần phải gửi thông báo đến cho cơ quan nào? Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã sẽ bao gồm những gì?



Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Tình trạng pháp lý của tổ hợp tác, tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Các tình trạng pháp lý của tổ hợp tác, tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã bao gồm:

1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của tổ hợp tác, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

2. “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” là tình trạng pháp lý của tổ hợp tác, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Theo đó, tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của tổ hợp tác, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Nghị định 92/2024/NĐ-CP.

Tạm ngừng kinh doanh là gì? Liên hiệp hợp tác xã muốn tạm ngừng kinh doanh thì cần phải gửi thông báo đến cho cơ quan nào?

Tạm ngừng kinh doanh là gì? Liên hiệp hợp tác xã muốn tạm ngừng kinh doanh thì cần phải gửi thông báo đến cho cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Liên hiệp hợp tác xã muốn tạm ngừng kinh doanh thì cần phải gửi thông báo đến cho cơ quan nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trở lại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trở lại. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì gửi hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá 12 tháng.

Như vậy, trong trường hợp mà liên hiệp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh thì liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, nếu trong trường hợp liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì gửi hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Cùng với đó, thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá 12 tháng.

Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã sẽ bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

2. Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:

a) Thông báo tạm ngừng kinh doanh;

b) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh;

c) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết của Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh.

3. Hồ sơ thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại.

4. Sau khi nhận hồ sơ thông báo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiếp tục kinh doanh trở lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã bao gồm các giấy tờ sau:

– Thông báo tạm ngừng kinh doanh;

– Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh;

– Bản sao hoặc bản chính nghị quyết của Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, trường hợp liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cập nhật tình trạng pháp lý của liên hiệp hợp tác xã và tình trạng pháp lý của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã trong tình trạng “Đang hoạt động” sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”.