Tài khoản SIM di động là gì? Tài khoản SIM di động được dùng để làm gì theo quy định pháp luật?



Tài khoản SIM di động là gì? Tài khoản SIM di động được dùng để làm gì theo quy định pháp luật? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ xử lý SIM như thế nào theo quy định pháp luật?



Tài khoản SIM di động là gì?

Giải thích từ ngữ được quy định tại khoản 34 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

34. Bộ xác định thuê bao (sau đây gọi là SIM) là mạch tích hợp được sử dụng để gắn số thuê bao viễn thông và chứa các dữ liệu, thông tin liên quan khác dùng cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.

Tài khoản SIM di động được quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Viễn thông 2023 như sau:

Quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động

1. Thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động là thẻ do doanh nghiệp viễn thông phát hành để người sử dụng nạp giá trị vào tài khoản SIM di động của chính doanh nghiệp viễn thông đó.

2. Tài khoản SIM di động là tài khoản phản ánh giá trị người sử dụng dịch vụ viễn thông đã nạp bằng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động hoặc bằng phương tiện thanh toán hợp pháp (không bao gồm khuyến mại); được ghi nhận trong hệ thống tính cước của doanh nghiệp viễn thông, gắn với thuê bao viễn thông di động.

Theo đó, tài khoản SIM di động là tài khoản phản ánh giá trị người sử dụng dịch vụ viễn thông đã nạp bằng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động hoặc bằng phương tiện thanh toán hợp pháp (không bao gồm khuyến mại); được ghi nhận trong hệ thống tính cước của doanh nghiệp viễn thông, gắn với thuê bao viễn thông di động.

Tài khoản SIM di động là gì? Tài khoản SIM di động được dùng để làm gì theo quy định pháp luật?

Tài khoản SIM di động là gì? Tài khoản SIM di động được dùng để làm gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Tài khoản SIM di động được dùng để làm gì?

Tài khoản SIM di động được quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Viễn thông 2023 như sau:

Quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động

3. Tài khoản SIM di động được dùng để thanh toán cho dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động.

Theo đó, tài khoản SIM di động được dùng nhằm mục đích để thanh toán cho dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ xử lý SIM như thế nào?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ xử lý SIM theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 13 Luật Viễn thông 2023 như sau:

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá dịch vụ theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;

c) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;

d) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động viễn thông của doanh nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo;

k) Thực hiện xác thực, lưu giữ, sử dụng thông tin thuê bao viễn thông và xử lý SIM có thông tin thuê bao viễn thông không đầy đủ, không chính xác;

Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ thực hiện xác thực, lưu giữ, sử dụng thông tin thuê bao viễn thông và xử lý SIM có thông tin thuê bao viễn thông không đầy đủ, không chính xác.

Lưu ý:

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Viễn thông 2023 như sau:

– Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

– Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;

– Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

– Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý;

– Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;

– Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;

– Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.