Tài khoản kế toán (519) về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô dùng để làm gì?

Tài khoản kế toán (519) về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô dùng để làm gì?

Cho tôi hỏi là tài khoản kế toán (519) về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô dùng để làm gì? Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 519 về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào? Câu hỏi của anh H đến từ Bình Dương.

Tài khoản kế toán (519) về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô dùng để làm gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:

Tài khoản 519 – Các khoản thanh toán nội bộ

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán trong nội bộ TCTCVM như: Số vốn điều chuyển đi, đến giữa Hội Sở chính của TCTCVM với các đơn vị trực thuộc; Các khoản thu hộ, chi hộ hoặc thanh toán khác giữa các đơn vị trong cùng hệ thống TCTCVM phát sinh trong quá trình giao dịch;

b) Tài khoản 519- “Các khoản thanh toán nội bộ” được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc.

Như vậy, theo nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán 519 về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô thì được dùng để phản ánh tình hình thanh toán trong nội bộ tổ chức tài chính vi mô như:

– Số vốn điều chuyển đi, đến giữa Hội Sở chính của tổ chức tài chính vi mô với các đơn vị trực thuộc;

– Các khoản thu hộ, chi hộ hoặc thanh toán khác giữa các đơn vị trong cùng hệ thống tổ chức tài chính vi mô phát sinh trong quá trình giao dịch.

Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 519 về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:

Tài khoản 519 – Các khoản thanh toán nội bộ

2. Tài khoản 519 có các tài khoản cấp 2 sau:

Tài khoản 5191- Điều chuyển vốn

Tài khoản này dùng để hạch toán số vốn điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa Hội Sở chính của TCTCVM với các đơn vị trực thuộc trong cùng TCTCVM.

Bên Nợ: – Số vốn điều chuyển đi.

Bên Có: – Số vốn điều chuyển đến.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số chênh lệch số vốn điều chuyển đi lớn hơn số vốn điều chuyển đến.

Số dư bên Có: – Phản ánh số chênh lệch số vốn điều chuyển đến lớn hơn số vốn điều chuyển đi.

Hạch toán chi tiết: – Tại Hội Sở chính của TCTCVM: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị trực thuộc có quan hệ điều chuyển vốn.

– Tại các đơn vị trực thuộc trong cùng TCTCVM: Mở 1 tài khoản chi tiết (Hội Sở chính).

Tài khoản 5199- Thanh toán khác

Các tài khoản này dùng để hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ hoặc thanh toán khác (ngoài những khoản điều chuyển vốn đã hạch toán 5191) giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng TCTCVM phát sinh trong quá trình giao dịch.

Bên Nợ: – Số tiền đã chi hộ các đơn vị khác.

Bên Có: – Số tiền đã thu hộ cho các đơn vị khác.

– Số tiền các đơn vị khác trả.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số tiền còn phải thu các đơn vị khác.

Số dư bên Có: – Phản ánh số tiền còn phải trả cho các đơn vị khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán.

Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 519 về các khoản thanh toán nội bộ của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 sau:

+ Tài khoản 5191 – Điều chuyển vốn

Tài khoản này dùng để hạch toán số vốn điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa Hội Sở chính của tổ chức tài chính vi mô với các đơn vị trực thuộc trong cùng tổ chức tài chính vi mô.

+ Tài khoản 5199 – Thanh toán khác

Các tài khoản này dùng để hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ hoặc thanh toán khác (ngoài những khoản điều chuyển vốn đã hạch toán 5191) giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng tổ chức tài chính vi mô phát sinh trong quá trình giao dịch.

Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về các khoản thanh toán nội bộ không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:

Phương pháp hạch toán, kế toán

1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:

a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;

Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về các khoản thanh toán nội bộ nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.