Tài khoản 357 là gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 357 được quy định như thế nào?
Theo Điều 65 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình ổn giá tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp được phép trích lập Quỹ bình ổn giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động bổ sung thêm vào tên của Quỹ này phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình, ví dụ như Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.
b) Doanh nghiệp phải trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ sử dụng tài khoản này nếu pháp luật yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
c) Quỹ bình ổn giá khi trích lập được tính vào giá vốn hàng bán, khi sử dụng Quỹ cho mục đích bình ổn giá, doanh nghiệp được ghi giảm giá vốn hàng bán.
…
Theo đó, Tài khoản 357 là tài khoản kế toán dùng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình ổn giá tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp được phép trích lập Quỹ bình ổn giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động bổ sung thêm vào tên của Quỹ này phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình, ví dụ như Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 357 được quy định như thế nào?
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 357 được quy định tại khoản 2 Điều 65 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá
…
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 357 – Quỹ Bình ổn giá
Bên Nợ: Số quỹ bình ổn giá đã sử dụng.
Bên Có: Số trích lập quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Số dư bên Có: Số quỹ bình ổn giá hiện còn của doanh nghiệp cuối kỳ.
…
Như vậy, Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá có kết cấu và nội dung như sau:
Bên Nợ: Số quỹ bình ổn giá đã sử dụng.
Bên Có: Số trích lập quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Số dư bên Có: Số quỹ bình ổn giá hiện còn của doanh nghiệp cuối kỳ.
Phương pháp kế toán Tài khoản 357 được quy định ra sao?
Phương pháp kế toán Tài khoản 357 được quy định tại khoản 3 Điều 65 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá
…
3. Phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá
– Khi trích lập Quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 357 – Quỹ bình ổn giá.
– Khi sử dụng Quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 357 – Quỹ bình ổn giá
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Như vậy, phương pháp kế toán Tài khoản 357 được quy định như sau:
– Khi trích lập Quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 357 – Quỹ bình ổn giá.
– Khi sử dụng Quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 357 – Quỹ bình ổn giá
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Quỹ bình ổn giá là gì? Khi nào sử dụng Quỹ bình ổn giá?
Quỹ bình ổn giá được quy định tại Điều 19 Luật Giá 2023 như sau:
Các biện pháp bình ổn giá
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
2. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định biện pháp bình ổn giá xác định trên cơ sở xác định nguyên nhân của biến động giá; căn cứ tình hình thực hiện, diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ trong thực tế có thể kết thúc bình ổn giá trước thời hạn hoặc gia hạn thời hạn áp dụng.
Theo đó, Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá.
Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
Và sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.