Tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu dùng để phản ánh nội dung gì? Hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể?

Tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu dùng để phản ánh nội dung gì? Hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể?

Tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu dùng để phản ánh nội dung gì? Hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể? Tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là tài khoản cấp 3 của Tài khoản 3331 đúng không?

Tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu dùng để phản ánh nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:

Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

+ Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

– Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

– Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

– Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

– Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

– Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Như vậy, tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể?

Đối chiếu với quy định tại khoản 3.1.2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì kế toán thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu – Tài khoản 33312, cụ thể như sau:

(1) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331,…

(2) Phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu:

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

(3) Khi thực nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112,…

(4) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế

GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)

– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

Tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là tài khoản cấp 3 của Tài khoản 3331 đúng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:

Theo đó, Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

+ Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Như vậy, tài khoản 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là tài khoản cấp 3 của Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp.