Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp

Theo điều 49 của Luật kế toán số: 88/2015/QH13 thì Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.

Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định Điều 18 Nghị định 174/2016/NĐ-CP như sau:
1. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm.

2. Việc tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị kế toán do cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị quyết định. Trường hợp tổ chức, đơn vị không có cơ quan có thẩm quyền thành lập thì do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định.
Việc tổ chức bộ máy và công tác kế toán của các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán hoặc đơn vị trực thuộc không phải là đơn vị kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định. Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước không được bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở các đơn vị không phải là đơn vị kế toán.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải bao gồm thông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới và đơn vị trực thuộc.
3. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước phù hợp với tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ được giao.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức công tác kế toán theo đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp đơn vị kế toán ở cấp tỉnh không có đơn vị dự toán trực thuộc vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị kế toán ở cấp huyện vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách thì được bố trí chung một bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị.
5. Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước; người có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập; người có chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật kế toán; người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận.
6. Đối với người đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm là kế toán trưởng của đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước và đã có thời gian thực tế làm kế toán trưởng trong các đơn vị này từ 10 năm trở lên tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì vẫn được xem xét, bổ nhiệm làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước nếu đủ các điều kiện khác theo quy định đối với kế toán trưởng mà không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán như quy định tại khoản 5 Điều này.
 
7. Đối với người không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán nhưng đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch kế toán viên, kế toán viên chính tại các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì vẫn tiếp tục được làm kế toán nhưng không được bổ nhiệm làm kế toán trưởng cho đến khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán trưởng theo quy định đối với kế toán trưởng, trừ những người vẫn được làm kế toán trưởng quy định tại khoản 6 Điều này.

Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Trong Doanh Nghiệp

Sơ đồ bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
Ở ngoài thực tế thì Tùy vào quy mô cũng như nhu cầu quản lý của từng DN mà Bộ máy kế toán được xây dựng phù hợp. Có những DN chỉ sử dụng 1 kế toán duy nhất để thực hiện và hoàn thiện tất cả các phần hành kế toán trong DN, tuy nhiên cũng có những DN xây dựng cả hệ thống kế toán như trên. 

 

 * Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng,