Nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá là gì? Kỳ đánh giá được tính như thế nào?



Nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá là gì? Kỳ đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá được tính như thế nào? Doanh nghiệp thẩm định giá có nghĩa vụ gì theo quy định mới nhất?





Nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-BTC quy định như sau:

Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá

1. Nội dung đánh giá

a) Duy trì điều kiện hoạt động thẩm định giá;

b) Chấp hành quy định của pháp luật về thẩm định giá và tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá;

c) Tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, tổ chức;

d) Tham gia phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế;

đ) Tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá của Bộ, ngành, địa phương;

e) Tham gia phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định giá.

Như vậy, nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm:

– Duy trì điều kiện hoạt động thẩm định giá;

– Chấp hành quy định của pháp luật về thẩm định giá và tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá;

– Tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, tổ chức;

– Tham gia phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế;

– Tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá của Bộ, ngành, địa phương;

– Tham gia phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định giá.

Ngoài ra, nội dung đánh giá theo từng mức độ hoạt động thông qua điểm số chi tiết cho từng chỉ tiêu thành phần (chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 38/2024/TT-BTC).

Tải về Phụ lục I Bảng chi tiết nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá

Nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá là gì? Kỳ đánh giá được tính như thế nào?

Nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá là gì? Kỳ đánh giá được tính như thế nào? (hình từ internet)

Kỳ đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá được tính như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-BTC quy định như sau:

Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá

2. Kỳ đánh giá từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm tổ chức thực hiện đánh giá.

Trong giai đoạn từ ngày 15 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 5 hằng năm, Cục Quản lý giá tổ chức đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá đối với các doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trước kỳ đánh giá;

b) Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá từ 6 tháng trở lên trong kỳ đánh giá;

c) Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá trong giai đoạn tổ chức thực hiện đánh giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm nộp báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này để làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá.

Như vậy, kỳ đánh giá từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm tổ chức thực hiện đánh giá.

Trong giai đoạn từ ngày 15 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 5 hằng năm, Cục Quản lý giá tổ chức đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá đối với các doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trước kỳ đánh giá;

– Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá từ 6 tháng trở lên trong kỳ đánh giá;

– Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá trong giai đoạn tổ chức thực hiện đánh giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá có nghĩa vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 53 Luật Giá 2023 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:

– Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này;

– Thực hiện thẩm định giá theo đúng hợp đồng thẩm định giá và lĩnh vực chuyên môn được phép thực hiện; bố trí thẩm định viên về giá, người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết; tạo điều kiện để thẩm định viên về giá thực hiện hoạt động thẩm định giá độc lập, khách quan;

– Xây dựng, tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá để phát hành và cung cấp chứng thư thẩm định giá cho khách hàng thẩm định giá;

– Bảo đảm chứng thư thẩm định giá phát hành tuân thủ các quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam, trừ trường hợp khách hàng thẩm định giá cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá; chịu trách nhiệm trước khách hàng về việc cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết;

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá hoặc trong trường hợp hoạt động thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;

– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

– Quản lý, giám sát hoạt động của thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp;

– Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

– Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá an toàn, đầy đủ, hợp pháp và bảo mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.