Những trường hợp nào doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán?
Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán?
Theo Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán như sau:
– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại điểm a khoản này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
– Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán;
– Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;
– Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho chính doanh nghiệp kiểm toán;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có 8 trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán nêu trên.
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp nào?
Theo Điều 34 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:
Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt;
b) Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
d) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân chết;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đã thành lập chi nhánh;
b) Theo quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày chấm dứt.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về thủ tục chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau:
– Tự chấm dứt;
– Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân chết;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Hình thức hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài là gì?
Theo Điều 36 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài như sau:
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện hoạt động kiểm toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
1. Góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kiểm toán;
2. Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài;
3. Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện hoạt động kiểm toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
– Góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kiểm toán;
– Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài;
– Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới theo quy định của Chính phủ.