Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 831 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?

Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 831 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi là nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 831- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản đó? Câu hỏi của anh L đến từ Hà Nội.

Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 831 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 831- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:

– Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành;

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Tài khoản kế toán 831 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản kế toán 831 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

Bên Nợ:

– Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm.

– Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.

– Kết chuyển số chênh lệch giữa phát sinh bên Có lớn hơn phát sinh bên Nợ của Tài khoản 831 trong năm vào Tài khoản 001- “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

– Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.

– Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.

– Kết chuyển số chênh lệch giữa phát sinh bên Nợ lớn hơn phát sinh bên Có của Tài khoản 831 trong năm vào Tài khoản 001“ “Xác định kết quả kinh doanh”.

Số dư bên Nợ:

– Phản ánh chi phí thuế TNDN hiện có của tổ chức tài chính vi mô.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 831 không có số dư cuối kỳ kế toán năm.

Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 851 – Chi phí quản lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 851 – Chi phí quản lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:

+ Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của tổ chức tài chính vi mô, như:

– Chi cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật (Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương);

– Chi các khoản đóng góp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN); Chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Chi mua bảo hiểm tai nạn con người;

– Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc;

– Chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên làm việc; Chi ăn ca; Chi y tế; Các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Chi cho hoạt động quản lý, công vụ, như: Chi vật liệu, giấy tờ in; Chi công tác phí; Chi huấn luyện, đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên bao gồm cả chi đào tạo cộng tác viên và khách hàng thuộc phạm vi hoạt động tài chính vi mô;

Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí; Chi bưu phí và điện thoại; Chi xuất bản tài liệu, công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; Chi mua tài liệu, sách báo;

Chi trả tiền điện, tiền nước, vệ sinh văn phòng; Chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại; Chi thuê tư vấn, chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; Chi kiểm toán; Chi phòng cháy chữa cháy; Chi cho công tác bảo vệ môi trường; Chi khác.

– Chi cho tài sản, như: Chi khấu hao tài sản cố định; Chi thuê tài sản cố định; Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định; Chi mua sắm, sửa chữa công cụ dụng cụ; Chi bảo hiểm tài sản; Chi khác về tài sản theo quy định của pháp luật;

+ Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý vào bên Nợ Tài khoản 001 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản kế toán 851 – Chi phí quản lý của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản kế toán 851 – Chi phí quản lý của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như sau:

Bên Nợ: – Các chi phí quản lý phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

– Các khoản ghi giảm chi phí quản lý.

– Kết chuyển chi phí quản lý vào bên Nợ TK 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh chi phí quản lý hiện có của tổ chức tài chính vi mô.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 851 không có số dư cuối kỳ kế toán năm.