Mô tả công việc của Kế Toán Tiền Lương 2023

Mô tả công việc của Kế Toán Tiền Lương

STT Công Việc Thời gian thực hiện Quy định tại
1 Lập Sổ quản lý lao động Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. 
(
Không làm: bị phạt từ 5 đến 10 triệu Theo điều 8 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Theo điều 3 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP
    Chi tiết các bạn xem tại đây: Mẫu sổ quản lý lao động
2 Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại doanh nghiệp
+ Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành  theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
+ Đối với DN đã và đang hoạt động thì: Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
(Không làm sẽ bị phạt từ 2 – 4 triệu Theo khoản 3 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Theo điều 16 của Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
    Chi tiết các bạn xem tại đây: Thông báo tình hình biến động lao động
3 Xây dựng thang lương, bảng lương
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

(Không làm sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu Theo khoản 1 Điều 17 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Lưu ý: Hiện nay, Doanh nghiệp không phải thực hiện thông báo Thang lương, Bảng lương của mình với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở). DN chỉ cần xây dựng và lưu tại DN

Theo điều 93 của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14
   
5 Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp (Nếu có) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
(Không làm sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu Theo khoản 1 Điều 16 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Theo điều 77 của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14
     
6 Xây dựng Nội quy lao động
(DN sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản)
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
 
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
(Không làm sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu Theo khoản 2 Điều 19 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Theo Điều 119 của Bộ Luật Lao động
     
7 Thành lập công đoàn cơ sở (Nếu có) Điều kiện để có thể thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc Hội nghị, Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn tại doanh nghiệp
+ Nghị định số 98/2014/NĐ-CP
+ Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20/2/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam
     
8 Xây dựng quy chế lương thưởng / quy chế tài chính / quy chế chi tiêu nội bộ Cần thực hiện trước khi tính lương vào cuối tháng -> Đây là 1 trong các căn cứ để các bạn tính ra số tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên hàng tháng.  
   
9 Ký hợp đồng lao động Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản (Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng)
(Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản có thể sẽ bị phạt từ 2 đến 20 triệu theo khoản 1, điều 9
 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Chương III – Của Bộ Luật Lao Động
   
10 Đăng ký cấp mã số thuế thu nhập cá nhân (Nếu chưa có) Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.
(Qúa thời hạn trên có thể sẽ bị phạt từ 1 đến 10 triệu theo điều 10 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Theo điều 33 của Luật quản lý thuế 38/2019/QH14
11 Đăng ký người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
   
12 Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động có trách nhiệm tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Quyết định 595/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH và Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023, Quyết định 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
   
13 Tính lương Thực hiện vào cuối mỗi tháng theo quy chế của doanh nghiệp  
   
14 Trích và nộp bảo hiểm bắt buộc và kinh phí công đoàn – Trích: thực hiện khi tính lương
– Nộp: sau khi trích và trước 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng trích.
(Chậm từ 30 ngày trở lên sẽ bị phạt chậm nộp)
Quyết định 595/QĐ-BHXH
15 Báo cáo tình hình thay đổi về lao động Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo mẫu biểu của Nghị định 122/2020/NĐ-CP thì không cần phải khai tình việc sử dụng lao động khi mới thành lập nữa.

mà cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan này sẽ phối hợp trong việc trao đổi, cập nhật thông tin của doanh nghiệp.
Vì Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP đã bao gồm nội dung khai trình việc sử dụng lao động rồi (Đây là 1 dạng Hồ sơ phối hợp, liên thông thủ tục được quy định tại Nghị định 122/2020/NĐ-CP về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia BHXH, đăng ký sử dụng hóa đơn doanh nghiệp)